Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
1.
- Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng:
+ Nước ta đã xác định được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.
+ Ở Việt Nam có đủ các nhóm khoáng sản, như: khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…), khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit, man-gan, đất hiếm,..) và phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi,...).
- Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ:
+ Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. Điều này gây khó khăn cho việc khai thác và công tác quản lí tài nguyên khoáng sản.
+ Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, như: dầu mỏ, bô-xit, đất hiếm, titan,…
- Khoáng sản phân bố tương đối rộng: tài nguyên khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước. Các khoáng sản có trữ lượng lớn phân bố tập trung ở một số khu vực như:
+ Dầu mỏ và khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa;
+ Than đá tập trung ở vùng Đông Bắc;
+ Than nâu có nhiều ở đồng bằng sông Hồng;
+ Titan phân bố chủ yếu ở vùng Duyên hải miền Trung;
+ Bô-xit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên,...
2.
- Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, như: vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải,…
- Do có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước.
Tham khảo
- Than đá: Tổng trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở bể than Quảng Ninh.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam.
- Bô-xít: Tổng trữ lượng khoảng 9,6 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,...), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,...).
- Sắt: Tổng trữ lượng khoảng 1,1 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang),... và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).
- A-pa-tít: Tổng trữ lượng khoảng 2 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Lào Cai.
- Ti-tan: Tổng trữ lượng khoảng 663 triệu tấn, phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Đá vôi: Tổng trữ lượng lên đến 8 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc vàBắc Trung Bộ.
tham khảo
- Vị trí địa lí của Vùng biển Việt Nam:
+ Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông.
+ Biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Phạm vi của vùng biển Việt Nam:
+ Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm 5 bộ phận là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
+ Đối với vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất về đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước, được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng với tọa độ địa lí xác định.
+ Vùng biển miền Trung mở rộng ra Biển Đông, bao gồm nhiều đảo, quần đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà).
+ Vùng biển Nam Bộ bao gồm một phần vịnh Thái Lan, có nhiều đảo và quần đảo như Phú Quốc, Côn Sơn,...
* Nêu tên các huyện đảo của Việt Nam
- Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô - thuộc tỉnh Quảng Ninh
- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ - thuộc thành phố Hải Phòng.
- Huyện đảo Cồn Cỏ - thuộc tỉnh Quảng Trị.
- Huyện đảo Hoàng Sa - thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Huyện đảo Lý Sơn - thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
- Huyện đảo Trường Sa - thuộc tỉnh Khánh Hòa.
- Huyện đảo Phú Quý - thuộc tỉnh Bình Thuận.
- Huyện đảo Côn Đảo - thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc - thuộc tỉnh Kiên Giang.
Tham khảo
♦ Phạm vi:
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.
- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
♦ Vị trí:
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.
+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).
+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.
- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.
- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.
Các huyện đảo của Việt Nam:
- Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng);
- Huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng);
- Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh);
- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);
- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị);
- Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng);
- Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang);
- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);
- Phú Quý (Bình Thuận);
- Phú Quốc (Kiên Giang);
- Trường Sa (Khánh Hòa);
- Vân Đồn (Quảng Ninh).
Tham khảo
* Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam
- Cơ cấu: Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng. Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được hơn 60 loại khoáng sản khác nhau như khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim loại.
- Quy mô: phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. Một số mỏ có trữ lượng lớn như:
+ Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).
+ Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).
- Phân bố: Khoáng sản nước ta phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
* Giải thích:
- Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, đồng thời có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên có nhiều loại khoáng sản.
+ Các mỏ nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...
+ Các mỏ ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...
Tham khảo
Nhóm đất | Đất Feralit | Đất phù sa |
Đặc điểm | - Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước. - Đất thường có màu đỏ vàng. - Phần lớn đất Feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn. | - Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông. - Đặc điểm chung: tầng đất dày và phì nhiêu. |
Giá trị sử dụng | - Đối với nông nghiệp: + Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn,... + Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực. - Đối với lâm nghiệp: thích hợp để phát triển rừng sản xuất. | - Đối với nông nghiệp: thích hợp trồng cây lương thực, rau, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm. - Đối với thuỷ sản: thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. |
Tham khảo
Nhóm đất | Đất Feralit | Đất phù sa |
Đặc điểm | - Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước. - Đất thường có màu đỏ vàng. - Phần lớn đất Feralit có đặc điểm chua, nghèo các chất badơ và mùn. | - Được hình thành do quá trình bồi tụ của các hệ thống sông. - Đặc điểm chung: tầng đất dày và phì nhiêu. |
Giá trị sử dụng | - Đối với nông nghiệp: + Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn,... + Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực. - Đối với lâm nghiệp: thích hợp để phát triển rừng sản xuất. | - Đối với nông nghiệp: thích hợp trồng cây lương thực, rau, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm. - Đối với thuỷ sản: thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. |
Tham khảo
- Vị trí các điểm cực trên đất liền của nước ta:
+ Cực Bắc (23023’B, 105020’Đ): tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
+ Cực Nam (8034’B, 104040’Đ): tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
+ Cực Tây (22022’B, 102009’Đ): tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
+ Cực Đông (12040’B, 109024’Đ): tại Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
- Một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển là: tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình, tỉnh Nam Định, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thành phố Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh,...
THAM KHẢO
- Yêu cầu số 1 (đặc điểm phân bố): Khoáng sản phân bố ở hầu khắp cả nước. Tuy nhiên, một số khoáng sản có trữ lượng đáng kể tập trung ở một số khu vực như:
+ Than đá phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc, nhiều nhất là ở bể than Quảng Ninh.
+ Than nâu phân bố nhiều ở đồng bằng sông Hồng.
+ Dầu mỏ, khí đốt phân bố nhiều ở thềm lục địa phía đông nam.
+ Bô-xít phân bố nhiều ở vùng Tây Nguyên.
+ A-pa-tit phân bố nhiều ở tỉnh Lào Cai.
+ Đá vôi có nhiều ở vùng núi phía bắc và vùng Bắc Trung Bộ.
- Yêu cầu số 2 (nguyên nhân): Sự phân bố khoáng sản ở nước ta có liên quan chặt chẽ với sự phân hoá phức tạp, đa dạng của các hoạt động địa chất nội sinh và ngoại sinh.
+ Các mỏ khoáng sản nội sinh thường tập trung tại các đứt gãy sâu với hoạt động uốn nếp và mac-ma diễn ra mạnh mẽ.
+ Các khoáng sản ngoại sinh thường tập trung ở vùng biển nông, thềm lục địa hoặc vùng trũng trong nội địa.
Tham khảo:
- Yêu cầu số 1 (đặc điểm phân bố): Khoáng sản phân bố ở hầu khắp cả nước. Tuy nhiên, một số khoáng sản có trữ lượng đáng kể tập trung ở một số khu vực như:
+ Than đá phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc, nhiều nhất là ở bể than Quảng Ninh.
+ Than nâu phân bố nhiều ở đồng bằng sông Hồng.
+ Dầu mỏ, khí đốt phân bố nhiều ở thềm lục địa phía đông nam.
+ Bô-xít phân bố nhiều ở vùng Tây Nguyên.
+ A-pa-tit phân bố nhiều ở tỉnh Lào Cai.
+ Đá vôi có nhiều ở vùng núi phía bắc và vùng Bắc Trung Bộ.
- Yêu cầu số 2 (nguyên nhân): Sự phân bố khoáng sản ở nước ta có liên quan chặt chẽ với sự phân hoá phức tạp, đa dạng của các hoạt động địa chất nội sinh và ngoại sinh.
+ Các mỏ khoáng sản nội sinh thường tập trung tại các đứt gãy sâu với hoạt động uốn nếp và mac-ma diễn ra mạnh mẽ.
+ Các khoáng sản ngoại sinh thường tập trung ở vùng biển nông, thềm lục địa hoặc vùng trũng trong nội địa.
Tham khảo
* Đặc điểm địa hình:
- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, tam giác châu, các bãi cát phẳng, cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu,...
- Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
- Địa hình đảo:
+ Ngoài quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang,... Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng),...
+ Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.
+ Ở phía nam, nhiều đảo và quần đảo lớn có nguồn gốc hình thành từ san hô.
* Đặc điểm khí hậu: vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là trên 23°C.
+ Mùa hạ: nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch;
+ Mùa đông: nhiệt độ giảm khá nhanh từ vùng biển phía nam lên vùng biển phía bắc.
+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở vùng biển đảo nhỏ hơn trên đất liền.
- Hướng gió thay đổi theo mùa:
+ Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế;
+ Từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế.
+ Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt.
- Lượng mưa trên biển thường nhỏ hơn trên đất liền, khoảng trên 1 100 mm/năm; các đảo có lượng mưa lớn hơn.
- Vùng biển nước ta là nơi chịu nhiều thiên tai: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc,... Trung bình mỗi năm có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào vùng biển Việt Nam.
* Đặc điểm hải văn:
- Độ muối trung bình: khoảng 32%0 - 33%0, biến động theo mùa và theo khu vực.
- Dòng biển ven bờ: có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ.
+ Về hướng chảy: mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam; mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc.
+ Về cường độ: dòng biển mùa đông chảy mạnh hơn dòng biển mùa hạ.
- Trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi, vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.
- Chế độ thuỷ triều rất đa dạng:
+ Bao gồm: nhật triều đều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều. Trong đó, chế độ nhật triều đều rất điển hình (đặc biệt ở vịnh Bắc Bộ).
+ Độ cao triều cũng thay đổi tuỳ đoạn bờ biển (cao nhất là từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, thấp nhất là vùng biển ven bờ đồng bằng sông Cửu Long).
Tham khảo
Đặc điểm sông ngòi:
-Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước, chủ yếu là sông nhỏ.
-Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây - đông,...
-Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 ~ 80% tổng lượng nước cả năm.
-Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m)/năm) và lượng phù sa khá lớn (tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm).
Tham khảo
1.
Loại khoáng sản
Tên một số mỏ khoáng sản chính
Nơi phân bố
Than đá
- Cẩm Phả, Hạ Long
- Sơn Dương
- Quỳnh Nhai
- Nông Sơn
- Quảng Ninh
- Tuyên Quang
- Sơn La
- Quảng Ngãi
Dầu mỏ
- Rồng; Bạch Hổ; Rạng Đông; Hồng Ngọc,…
- Thềm lục địa phía Nam
Khí tự nhiên
- Tiền Hải
- Thái Bình
Bô-xit
- Đăk Nông, Di Linh
- Tây Nguyên
Sắt
- Tùng Bá
- Trấn Yên
- Trại Cau
- Hà Giang
- Yên Bái
- Thái Nguyên
A-pa-tit
- Lào Cai
- Lào Cai
Đá vôi xi măng
- Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá
- Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá
Titan
- Kỳ Anh
- Phú Vàng
- Quy Nhơn
- Nghệ An
- Huế
- Bình Định
2.
* Nhận xét chung:
- Các mỏ khoáng sản nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...
- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...
* Sự phân bố cụ thể của một số khoáng sản:
- Than đá: Nước ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:
+ Bể trầm tích phía Đông Đồng bằng sông Hồng.
+ Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng.
+ Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo.
+ Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long.
+ Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.
- Bô-xít: phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,…), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,…).
- Sắt: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang,..) và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).
- Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
- Đá vôi xi măng: phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Titan: phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.