K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Khi rời xa mới biết ý nghĩa của gia đình

Mới biết niềm vui trong từng cử chỉ

Mới biết hạnh phúc đâu nào xa xỉ

Vì chỉ một nụ cười cũng đủ ấm con tim…

Giữ mãi gia đình trong một góc riêng

Để nhớ, để mong, để âm thầm cầu nguyện:

Xin nỗi buồn đừng hằn trên mặt mẹ

Và nụ cười đừng chia cách môi cha…

Gia đình thân thương trong hình bóng quê nhà

Nơi có mẹ cha có ông bà anh chị

Cả xóm giềng và  những tri kỉ

Luôn cạnh bên chia sẻ nỗi vui buồn...

a) Khi rời xa gia đình, người con đã nhận ra điều gì ?

b) Tìm, chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên.

c) Hãy nêu ý nghĩa của đoạn thơ trên.

2/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

[...]Theo quan điểm của tôi, sống đẹp-sống có ích có thể hiểu ngắn gọn trong 2 chữ “ trách nhiệm”. Đó chính là sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội và rộng hơn nữa là với Tổ quốc. Sống đẹp-sống có ích không thể đứng một mình, tách rời khỏi các mối quan hệ tương quan góp phần tạo nên nó. Sống đẹp, sống có ích là dưới góc nhìn của xã hội; theo đó, xã hội thừa nhận những hành động phù hợp với những chuẩn mực chung, với truyền thống văn hóa, đạo lý của dân tộc, cũng như thừa nhận thành quả, sức lao động của một cá thể đóng góp là thiết thực, có ích cho sự phát triển chung của xã hội. Do vậy, khái niệm sống đẹp, sống có ích theo tôi là không có một chuẩn mực nhất định, bất biến để đánh giá mà tùy thuộc vào yêu cầu, đòi hỏi từ chính thực tế khách quan, tùy thuộc vào quan niệm chung của xã hội trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất định.

(Thanh niên sống đẹp, sống có ích  - Kiều Trung Hiển)

a) Theo tác giả, sống đẹp – sống có ích là lối sống như thế nào?

b)  Giải thích cách sắp xếp trật tự từ của cụm từ được in đậm trong đoạn văn?

c) Em sẽ có những hành động thiết thực gì để trở thành một người có ích ?

3/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Ở một công viên nọ, một người phụ nữ ngồi cạnh một người đàn ông trên một băng ghế gần sân chơi. “Con trai tôi đó,” người phụ nữ chỉ vào một cậu bé đang chơi cầu trượt vận chiếc áo len màu đỏ. “Cậu bé nhìn mới đáng yêu làm sao” người đàn ông nói. “Còn kia là con gái của tôi, cô bé đang chạy xe đạp vận một cái đầm màu trắng đấy.”

Sau đó, người đàn ông nhìn vào đồng hồ và gọi cô bé. “Con chơi xong chưa Melissa?”. Melissa nài nỉ, “5 phút nữa thôi nha bố. Nha? Chỉ 5 phút thôi.” Người đàn ông gật đầu và cô bé lại tiếp tục chơi đùa cùng chiếc xe như cô đã mong muốn. Thời gian trôi qua và người đàn ông lại gọi con gái của mình: “Đi được chưa con?” Melissa lại nài nỉ, “Chỉ 5 phút nữa thôi nha bố. 5 phút thôi mà.” Người đàn ông lại mỉm cười và nói, “Được rồi

“Ông quả thật là một con người kiên nhẫn.”, người phụ nữ nói. Người đàn ông mới tiếp lời, “Tommy, anh trai của con bé đã mất trong một vụ tai nạn giao thông vì một gã tài xế say xỉn khi nó đang đạp xe ở một chỗ khá gần nơi này. Tôi đã không dành nhiều thời gian cho Tommy và bây giờ tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả chỉ để có được 5 phút ở cạnh nó. Tôi đã thề sẽ không lặp lại sai lầm đó với Melissa. Con bé cứ nghĩ nó may mắn có thêm 5 phút để chơi. Nhưng sự thật đúng ra phải là, tôi mới là người may mắn khi có được thêm 5 phút để nhìn ngắm con bé hạnh phúc.

(Quà tặng cuộc sống – Chỉ năm phút thôi)

a) Vì sao  người bố lại luôn đồng ý mỗi khi Melissa xin được chơi thêm 5 phút nữa?

b) Xét về mặt cấu tạo, câu in đậm thuộc kiểu câu gì ?

c) Qua câu chuyện của hai bố con trong câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho mình?

4/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

[…]Thử tưởng tượng, khi bạn cúi xuống nhặt chiếc vỏ lon trên vỉa hè, biết đâu lại có vị phụ huynh nào đang chỉ cho con họ thấy một việc làm gương mẫu? Dừng lại vài giây, dọn gọn vật cản trên đường, bạn có thể đã giúp những người đi sau tránh được tai nạn. Hay can thiệp vào cuộc cãi vã – cũng khó nói trước bạn có bị vạ lây hay không, tôi thừa nhận – nhưng tôi tin, chúng ta có thể làm dịu đi phần nào tình hình, cứu cả con đường khỏi viễn cảnh tắc nghẽn.

Có một câu nói như thế này: Lòng tốt trong cuộc đời giống như đại dương bao la, mỗi việc làm của bạn có thể chỉ là một giọt nước, nhưng đừng quên nếu mất đi chỉ một giọt nước ấy thôi, đại dương cũng đã khô cằn hơn rồi. Bạn biết không, những việc tốt đẹp, có ích nhỏ bé chẳng lấy đi của ta nhiều, nhưng lại mang đến những giá trị thật khó đong đếm hết.

Vậy, nên chăng giữa dòng đời vội vã, ta cũng nên chậm lại một chút, nhìn đời với lăng kính của một trái tim ấm áp hơn, của phần người cao thượng vượt trên phần con ích kỷ, để sẵn sàng cho đi, dù chỉ là một việc có ích nhỏ bé. Biết đâu, ta đã thay đổi cả thế giới của một ai đó rồi.

(Hãy làm những điều nhỏ bé có ích)

a) Tác giả muốn truyền tải thông điệp gì đến người đọc ?

b) Xét về mặt cấu tạo , câu in đậm trong đoạn ngữ liệu thuộc kiểu câu gì?

c) Em rút ra được bài học gì cho mình về lối sống có ích ?

 HƠI DÀI NHƯNG MỘI NGƯỜI GIÁP EM VỚI Ạ MAI CHIỀU LÀ EM THI RỒI

 

0
23 tháng 10 2017

a. Phương thức biểu cảm

b. Nghệ thuât: sử dụng quan hệ từ "và" (3 lần) như một sự liệt kê những cảm xúc bất tận của "tôi" khi được gặp mẹ. Những cảm nhận không thể chấm dứt ngay nên sử dụng từ "và" như một phương pháp kéo dài những tâm trạng mừng vui. 

c. Nội dung: tâm trạng vui sướng tột cùng, hạnh phúc tột độ của cậu bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ

5 tháng 11 2017

a/  Phương thức biểu đạt miêu tả 

b/ dùng biện pháp nói giảm nói tránh kết hợp 3 phương thức biểu đạt , tự sự , miêu tả , biểu cảm 

c/ Ta lại nhân vật khi còn hơi nhỏ 

8 tháng 12 2017

HÒN ĐÁ...MỚI THÔI
TÁC DỤNG : NHẤN MẠNH , LÀM CHO DIỄN TẢ ĐƯỢC NỖI UẤT ỨC CỦA CHÚ BÉ HỒNG. THEẺ HIÊN TÌNH YÊU THƯƠNG BAO LA VÔ BỜ BÊN CỦA CHÚ BÉ HỒNG ĐỐI VỚI MẸ

Tìm thành phần phụ chú trong các câu dưới đây. Chỉ ra dấu hiệu hình thức để nhận biết và tác dụng của thành phần đó trong mỗi câu.a. Trên cơ sở một không gian nghệ thuật đầy thi vị – làng Mỹ Lý – ông vẽ những bức tranh thủy mặc về những đêm trăng và mùa gặt; cái nhà ga nhỏ và con đường sắt quạnh hiu thỉnh thoảng vọng lên tiếng còi tàu đêm...
Đọc tiếp

Tìm thành phần phụ chú trong các câu dưới đây. Chỉ ra dấu hiệu hình thức để nhận biết và tác dụng của thành phần đó trong mỗi câu.

a. Trên cơ sở một không gian nghệ thuật đầy thi vị – làng Mỹ Lý – ông vẽ những bức tranh thủy mặc về những đêm trăng và mùa gặt; cái nhà ga nhỏ và con đường sắt quạnh hiu thỉnh thoảng vọng lên tiếng còi tàu đêm cô đơn, mơ hồ ngoài quãng đồng xa vắng … (Trần Hữu Tá)

b. Bộ phim có những hình ảnh mang sy nghĩa ẩn dụ: con đường, bến sông, bánh xe đạp đều đặn quay tròn,… (Bộ phim “Người cha và con gái”)

c. Cảnh vẽ trong phim đơn giản, gợi khung cảnh thời thơ ấu ở một vùng quê ở Hà Lan, quê hương của đạo diễn Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt (Bộ phim “Người cha và con gái”)

d. “Người cha và con gái” (Father and Daughter) là một bộ phim hoạt hình ngắn không lời của đạo diễn người Hà Lan Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt thực hiện năm 2000. (Bộ phim “Người cha và con gái”)

1
15 tháng 9 2023

Câu

Thành phần phụ chú

Dấu hiệu hình thức

Tác dụng

a

làng Mỹ Lý

Đặt giữa hai dấu gạch ngang

Giải thích không gian muốn nói đến

b

con đường, bến sông, bánh xe đạp đều đặn quay tròn,...

Đặt sau dấu hai chấm

giải thích những hình ảnh nào là mang ý nghĩa ẩn dụ.

c

quê hương của đạo diễn Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt

Đặt sau dấu phẩy

giải thích hình ảnh vùng quê trong bộ phim là hình ảnh quê hương đạo diễn

d

Father and Daughter

Đặt trong hai dấu ngoặc đơn

giải thích tên tiếng Anh của bộ phim

Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và trả lời những câu hỏi sau:a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có điều gì đáng chú ý? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm?b. Việc chọn đề tài, thể hiện...
Đọc tiếp

Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và trả lời những câu hỏi sau:

a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có điều gì đáng chú ý? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm?

b. Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm cho thấy tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về điều gì?

c. Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều gì sẽ làm em hứng thú nhất và đâu là điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết tác phẩm này?

d. Sau khi đã tìm hiểu kĩ tác phẩm, em nhận thấy nhan đề có mối liên quan như thế nào với đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm?

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Hoàn cảnh ra đời: viết tại Huế (1/1981), in trong tập bút ký cùng tên => khiến tác giả có dịp quan sát và chiêm nghiệm về dòng sông Hương, từ đó viết nên tác phẩm.

b. Tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm.

c.

- Điều làm em hứng thú nhất là vẻ đẹp của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp của Huế nói chung khi viết về tác phẩm.

- Điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết là sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông Hương.

d.

- Nhan đề dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.

- Bài bút kí đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung.

- Lấy tên nhan đề dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở.

- Nhan đề cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.

Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, gia đình em đã phải lìa xa ngôi nhà...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán, gia đình em đã phải lìa xa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa.

Câu 1: Nêu xuất xứ của đoạn trích trên và cho biết tác giả là ai?

Câu 2: Tại sao em bé lại không được đón giao thừa ở nhà? Qua đó em hiểu được gì về hoàn cảnh của cô bé?

Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu ghép sau và cho biết phương tiện liên kết và quan hệ giữa các vế trong câu ghép đó:

"Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà."

Câu 4: Việc tác giả miêu tả ngôi nhà năm xưa và hiện tại của cô bé đã sử dụng nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 5: Bằng hiểu biết về tác phẩm, em hãy nêu suy nghĩ về tình cảnh của cô bé bán diêm bằng đoạn văn khoảng 7 - 9 câu theo cách trình bày diễn dịch.

Phần II: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Khốn nạn... ông giáo ơi!... Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?".

Câu 1: Đoạn truyện trên kể về sự việc gì? Qua đó em hiểu được gì về nhân vật có lời kể trên?

Câu 2: Lời kể trong đoạn trích sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3: Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích có ý nghĩa gì? Chỉ ra một thán từ và một câu ghép có trong đoạn trích.

Câu 4: Nhân vật này đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng tốt đẹp. Hãy nêu cảm nhận của em về tình cảm mà nhân vật này dành cho con chó Vàng bằng đoạn văn khoảng 7 - 9 câu, trình bày theo cách diễn dịch.

1
4 tháng 12 2018

Phần 1:

1)

1. Tác giả:

  • An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Ông có thể dựa theo những câu chuyện cổ tích được lưu truyền trong dân gian để viết lại, nhưng cũng nhiều truyện ông tự sáng tác mới hoàn toàn. Dù theo cách nào thì những câu chuyện của ông (Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu,... ) cũng luôn được các bạn nhỏ khắp nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam) hoan nghênh nhiệt liệt.
  • Các nhân vật của ông đôi khi ở trong những hoàn cảnh rất thương tâm nhưng nhìn chung truyện của ông luôn lấp lánh thứ ánh sáng lãng mạn kì ảo, kết thúc có hậu, mang đến cho bạn đọc niềm tin và tình yêu đối với cuộc sống.

2. Tác phẩm:

  • Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An- đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.
  • 2)
  • Gia cảnh của cô bé bán diêm.
    • Gia đình mới sa sút (bà chết, gia sản tiêu tan, dời chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước…)
    • Cô bé ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt và những lời mắng nhiếc, chửi rủa của cha.
  • Cảnh bán diêm của cô bé.
    • Thời gian: đêm giao thừa mọi người ở trong nhà quây quần đoàn tụ.
    • Không gian: ở trong mọi nhà đều rực sáng ánh đèn và sực nức mùi ngỗng quay, ngoài đường trời rét mướt cô bé bán diêm đầu trần chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối, đôi tay cứng đờ.
    • Tình cảnh: em không thể về nhà vì chưa bán được bao diêm nào và chưa có ai bố thí cho em xu nào đem về nên nhất định cha em sẽ đánh em. Em ngồi co ro trong góc tường tối tăm, gió rét căm căm
  • Nhiều sự tương phản đã diễn ra xung quanh em bé và trong lòng em bé :
    • Quá khứ - hiện tại (yên vui, sum họp – sa sút, chia lìa).
    • Phố sá tưng bừng, tấp nập – em bé lang thang cô đơn nghèo khó.
    • Mộng ảo huy hoàng – thực tế tối tăm, khắt nghiệt.
  • ==> Giữa hoàn cảnh đáng thương trong đêm giao thừa nhưng cô bé vẫn mơ về một Nô-en được trang hoàng rực rỡ, có người thân bên cạnh. Điều đó càng làm sáng lên ước mơ trẻ thơ trong tâm hồn ngây thơ của em.

2 tháng 9 2021

a, Em có thể đặt thêm, đây là chị tự nghĩ ấy: Dòng sông quê hương, Quê tôi có một dòng sông...

b, Từ nào in đậm vậy em?

c, Em tham khảo:

So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”

-  Hiệu quả:  Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng và giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.

d, 

Em tham khảo:

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

15 tháng 9 2023

Truyện cười Nói dóc gặp nhau:

a. Tác phẩm phê phán thói khoác lác, ba hoa trong xã hội.

b. Thủ pháp trào phúng: Dùng thủ pháp phóng đại (chi tiết miêu tả chiếc ghe và cây đa).

c. Chi tiết làm em thú vị nhất: Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh? Vì chi tiết này nhằm châm biếm, phê phán sự nói dóc của anh thứ nhất.

BÀI ĐỌC HIỂU CHỦ ĐỀ Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới : “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc,lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những càm giác...
Đọc tiếp

BÀI ĐỌC HIỂU CHỦ ĐỀ

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới :

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc,lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những càm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng…..Buổi mai hôm ấy ,một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần,nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi,vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:hôm nay tôi đi học.

Câu 1 :Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?Ai là tác giả?Xác định thể loại văn bản.

Câu 2 : Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 3:Tìm các cụm C-V làm thành phần chính trong những câu in đậm

Câu 4 :Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:”Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”

Câu 5 :Chỉ ra nội dung chính của ngữ liệu trên

Câu 6:Từ ngữ liệu trên,hãy viết đoạn văn kể về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của bản than em.

0