Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ví dụ về quần xã sinh vật:
- Quần xã sinh vật vùng sa mạc. Gồm các thành phần quần thể như: quần thể xương rồng, quần thể cây bao báp, quần thể thằn lằn,…
- Quần xã sinh vật rừng nhiệt đới. Gồm các thành phần quần thể như: quần thể cây dương xỉ, quần thể cây chuối hột, quần thể rắn hổ mang, quần thể thỏ, quần thể hổ,…
- Khái niệm :
- Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
- Đặc trưng cơ bản :
1. Đặc trưng về thành phần loài
Thành phần loài được thể hiện qua số lượng các loài trong quần xã, số lượng cá thể mỗi loài; loài ưu thế và loài đặc trưng
- Số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài thể hiện sự đa dạng của quần xã đồng thời cũng biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Các quần xã ổn định có số lượng loài lớn và số lượng cá thể mỗi loài cao.
- Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh mẽ.
- Loài đặc trưng là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó.
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã.
- Phân bố theo chiều thẳng đứng: sự phân tầng thực vật trong rừng dựa theo điều kiện chiếu sáng, từ đó kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng.
- Phân bố theo chiều ngang, ví dụ: phân bố sinh vật từ bờ biển và đất liền, phân bố sinh vật từ vùng nước ven bờ đến ngoài khơi xa.
Tham khảo!
- Một số loài sinh vật trong quần xã trong hình: Voi, hươu cao cổ, nai, ngựa vằn, tê giác, cây gỗ, chim,…
- Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật với môi trường sống: Các sinh vật trong quần xã tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường và tác động qua lại với các sinh vật khác tạo thành một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Cái này em lấy luôn trong sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống 8
( I -Khái niệm quần thể sinh vật sgk/173 + II - Các đặc trưng của quần thể sgk/174 )
- Quần thể sinh vật là : Tập hợp các cá thể cùng loài , sinh sống trong một khoảng thời gian xác định , ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới
- Những đặc trưng cơ bản của quần thể đó là : Kích thước quần thể , mật độ cá thể trong quần thể , tỉ lệ giới tính , thành phần nhóm tuổi và kiểu phân bố các cá thể trong quần thể
Tham khảo!
– Ví dụ quần xã sinh vật: Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới.
– Các đặc điểm cho thấy quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới là quần xã sinh vật:
+ Đây là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau như quần thể cây chuối hột, quần thể lim xanh, quần thể dương xỉ, quần thể khỉ, quần thể rắn hổ mang, quần thể thỏ, quần thể vi sinh vật,… Các sinh vật trong đây có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
+ Tập hợp các quần thể sinh vật này cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định.
Em xem tham khảo!
- Một số mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài: Cỏ là thức ăn của các loài động vật như thỏ, chuột và châu chấu. Thỏ là thức ăn của cáo, đại bàng; chuột là thức ăn của cáo, cú và đại bàng; châu chấu là thức ăn cho ếch và chim,…
- Loài sinh vật có ảnh hưởng lớn nhất đến sự tồn tại của các loài trong quần xã là loài cỏ. Vì nếu số lượng cá thể của loài cỏ suy giảm, số lượng các loài sử dụng cỏ làm thức ăn như thỏ, chuột và châu chấu cũng sẽ giảm, dẫn tới ảnh hưởng đến số lượng của các sinh vật các ở mắt xích phía trên => Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn bị phá vỡ.
Loài đặc trưng:
- Bắc cực: Gấu trắng
- Sa mạc: Lạc đà
- Rừng ngập mặn: Đước
Tham khảo!
* Gợi ý:
- Tên hệ sinh thái: Hệ sinh thái sông.
- Các loài sinh vật có trong quần xã: Cá chép, cá rô phi, tôm, tép, cua, con trai sông, con hến, ốc bươu vàng, cá lóc, rêu, bèo tây,…
- Nhận xét sự đa dạng của quần xã: Hệ sinh thái sông khá phong phú và đa dạng với nhiều loài động, thực vật sinh sống.
Tham khảo:
Đề xuất một số biện pháp cụ thể bảo vệ quần thể sinh vật ở địa phương em:
- Bảo tồn môi trường sống tự nhiên của các loài sinh vật: không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, không vứt rác bừa bãi, không đốt rừng làm nương rẫy,…
- Thực hiện khai thác tài nguyên sinh vật hợp lí. Nghiêm cấm và xử lí nghiêm các hành vi khai thác, săn bắt động thực vật hoang dã trái phép.
- Kiểm soát chặt chẽ cây trồng biến đổi genn, các sinh vật ngoại lai xâm lấn.
- Tích cực nâng cao ý thức bảo vệ đa dạng sinh vật của người dân.
- …
SV sản xuất: Cỏ bò, cỏ mần trầu, lá cây vông, đậu xanh, đậu đỏ,...
SV tiêu thụ: Thỏ, gà, cá diêu hông, heo, ếch, châu chấu, nhái bén, hươu cao cổ,...
SV phân giải: giun, vi sinh vật phân giải,...