K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 8 2021

Từ ghép chính phụ là sự kết hợp giữa yếu tố chính và yếu tố phụ trong từ. Trong đó yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật lớn hơn, đặc trưng hơn, bao quát hơn, còn yếu tố phụ thường để cụ thể hóa sự vật, loại đặc trưng của nó. 

Từ ghép đẳng lập là từ ghép có hai từ cấu tạo thành có quan hệ bình đẳng. Từ ghép đẳng lập có nghĩa rộng hơn so với từ ghép chính phụ.

Nghĩa của từ ghép đẳng lập mang ý nghĩa tổng hợp, ý nghĩa chỉ loại sự vật, đặc trưng chung. 

9 tháng 12 2021

 Tham Khảo
Từ Ghép 
là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai tiếng(tiếng hay gọi là từ đơn độc lập) lại với nhau. Các tiếng đó có quan hệ với nhau về nghĩa, căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố đó mà phân loại là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập.
Từ ghép là gì? 3 cách phân biệt từ ghép, từ láy nhanh và dễ hiểu nhất 5
 

13 tháng 12 2019

Từ ghép có 2 loại

Từ ghép chính phụ: Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
Ví dụ: xanh ngắt, xanh lơ, đỏ rực, nụ cười, nhà ăn, bà ngoại, bút chì, tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cày, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, ngay đơ, thẳng tắp, sưng vù, ...
Từ ghép đẳng lập: Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Ví dụ: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, ăn ở, ăn nói, ...

Cs 2 loại từ ghép:

+Đắng lập : Quần áo, giày dép,...

+Chính phụ: Bà ngoại, ...

Chúc cậu hok tt

11 tháng 12 2018

Có 3 loại điệp ngữ:

Điệp ngữ cách quãng: những từ ngữ mà tác giả lặp lại thì ở cách xa nhau.

Điệp ngữ nối tiếp: những từ ngữ mà tác giả lặp lại đứng trực tiếp cạnh nhau.

Điệp ngữ vòng tròn: từ ngữ đứng cuối câu trước trở thành từ ngữ đứng ngay đầu câu sau.(còn được gọi là điệp ngữ chuyển tiếp)

tk

Từ láy là một trong 2 dạng của từ phức, từ còn lại là từ ghép. Cả hai loại từ này đều có cấu tạo từ 2 tiếng trở lên và thường được sử dụng trong văn bản, giao tiếp. Tuy nhiên có nhiều người chưa phân biệt được thế nào là từ ghép, từ láy là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm ra sự khác biệt giữa 2 loại từ phức này.

Từ láy là gì?

Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.

Từ láy thường đươc sử dụng nhiều trong thơ ca, tác phẩm văn học để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp phong cảnh con người hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh và nhiều hoạt động khác.

Các loại từ láy

Về cơ bản từ láy đươc chia thành 2 loại gồm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh…

 

Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngơ ngẫn, lác đác, dào dạt… Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo từ vựng Việt Nam phức tạp và rất khó để nhận biết 2 loại từ này, dưới đây là một vài đặc điểm giúp bạn xác định đâu là từ ghép và từ láy nhanh nhất.

Nghĩa của các từ tạo thành

Đối với từ ghép thì có thể cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa cụ thể, còn từ láy thì có thể không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng 1 từ có nghĩa.

Ví dụ: Hoa quả là từ ghép và từ “hoa”, “quả” khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ “long” có nghĩa, còn “lanh” thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng. Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.

Giữa 2 tiếng tạo thành từ

Nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy. 

Ví dụ: Cây lá là từ ghép và không có âm hoặc vần giống nhay, còn chắc chắn thì phụ âm đầu giống nhau nên là từ láy.

Đảo vị trí các tiếng trong từ

Đối với từ ghép khi ta đổi trật từ vị trí các tiếng thì vẫn có ý nghĩa cụ thể, còn từ láy thì không có ý nghĩa nào.

Ví dụ: Từ “đau đớn” khi đảo vị trí thành “đớn đau” thì có nghĩa nên đó là từ ghép. Từ “rạo rực” đổi lại thành “rực rạo” thì không có nghĩa gì, nên là từ láy.

Một trong 2 từ là từ Hán Việt

Nếu gặp từ có dấu hiệu như trên thì chắc chắn đó không phải là từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xếp vào dạng từ ghép.

 

Lưu ý: Những từ được Việt hóa như tivi, rada là từ đơn đa âm tiết, nó không được xếp là từ láy hoặc từ ghép.

Tiếng Việt có vốn từ đa dạng và phong phú, vì vậy trong thời gian ngắn có thể bạn sẽ không thể phân biệt chính xác giữa từ láy và từ ghép. Nhưng khi tiếp túc thường xuyên khi đọc nhiều bài thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn thì trình độ của bạn sẽ được nâng cao nhiều.

23 tháng 9 2021

Từ ghép có 2 loại chính:
-Từ ghép chính phụ 

-Từ ghép đẳng lâp

Từ ghép chính phụ có tiếng phụ , tiếng phụ bổ nghĩa cho tiếng chính

Từ ghép đẳng lập (SGK)

Đặc điểm của từ ghép:

+ Từ ghép có hai loại: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

+ Từ ghép đẳng lập có tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp( không phân ra tiếng chính tiếng phụ)

(Ghi nhớ/ SGK trang 14)

7 tháng 12 2016

Công nghệ á hả bạn?

16 tháng 12 2016

ủa, văn có cái này nữa à hum

1 tháng 11 2019

câu 1

từ được tạo thành có hơn hai tiếng. Các tiếng tạo nên từ ghép khi đọc đều có nghĩa.

có 2 loại từ ghép đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

vd : sông núi , quần áo  , xanh ngắt, nụ cười

câu 2 

Từ láy là từ trên hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa

có 2 loại từ láy đó là từ láy bộ phận và tử láy toàn bộ

vd : lao xao ,  liêu xiêu ,  xa xa , xanh xanh 

 1. Trình bày đặc điểm của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phsu.2.  Đọc các ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:            1. Mọi người phải cùng nhau gánh vácviệc chung.            2. Đất nướcta đang trên đà thay da đổi thịt.            3. Bà con lối xóm ăn ởvới nhau rất hoà thuận.            4. Chị Vỗ Thị Sáu có một ý chí sắt đá trước...
Đọc tiếp

 

1. Trình bày đặc điểm của từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phsu.

2.  Đọc các ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

            1. Mọi người phải cùng nhau gánh vácviệc chung.

            2. Đất nướcta đang trên đà thay da đổi thịt.

            3. Bà con lối xóm ăn ởvới nhau rất hoà thuận.

            4. Chị Vỗ Thị Sáu có một ý chí sắt đá trước quân thù.

            a. Những từ in đậm thuộc kiểu từ ghép nào?

            b. Giải nghĩa các từ ghép đó.

3. Nghĩa của các từ ghép đẳng lập: làm ăn, ăn nói, ăn mặc có phải do nghĩa của từng tiếng cộng lại không? Đặt câu với mỗi từ.

Gợi ý: - Khi nhắc đến “làm ăn” người nói chỉ đề cập đến nghĩa “làm”.

4. Tìm từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ trong đó có chứa các tiếng sau:

a. Đỏ

b. Xe

c. Nhà

d. Cây

Câu

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép chính phụ

a.

VD. Đỏ đen

VD. Đỏ ối,

b.

 

 

c.

 

 

d.

 

 

 

5. Tìm một số từ ghép chính phụ có ba tiếng theo mẫu sau: máy khoan điện.

   6. Giải thích cách sắp xếp thứ tự các tiếng đứng trước, đứng sau trong từ ghép chỉ mối quan hệ gia đình, thân thuộc sau:

          a. Ông bà, bố mẹ, cậu mợ, chú thím, anh  em, …(Gợi ý: THa. Sắp xếp theo trình tự: Nam đứng trước, nữ đứng sau)

          b. Ông cháu, bố con, chị em, cô cháu, chị em, …

          c. Cậu mợ, chú thím, cô chú, dì chú.

 

          7. Chỉ ra đặc điểm của những nhóm từ ghép đẳng lập sau và tìm ít nhất 3 ví dụ tương tự:

          a. Nhà cửa, quần áo, ngày đêm,…

          b. Đi đứng, chạy nhảy, ăn uống,…

          c. Nhanh chậm, tươi tốt, cao thấp,…

Gợi ý: Xác định từ loại của các tiếng tạo thành từ ghép.

8.  Đọc câu văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”

a. Câu văn trên trích trong văn bản nào?

b. Xác định và phân loại những từ ghép có trong câu văn.

c. Tìm và p  hân tích cấu tạo của các cụm danh từ có trong câu trên.

1
26 tháng 9 2021

mình không biết nhớ kéo xuống dưới nhé

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bấm vào bình luận ngàythứ 3 hoặc thứ 4 mình làm cho

Chỉ cần bạn nhớ bấm nút đúng là được và có bài toán nào cần hỏi cứ nhắn cho minh

 

26 tháng 9 2021

chính chủ là từ có tính chất phân nghĩa 

Đậng lập là từ có tính chất hợp nghĩa

Bài 2 câu hỏi đâu

Nếu cần gấp thì cứ nhắn mình làm nhanh cho bạn đừng quên bấm nút đúng bên dưới để mình có động lực làm tiếp