2. Đáp án nào không đúng về những điểm cần lưu ý khi rú...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Câu sau là kiểu câu nào xét theo cấu tạo? "Thú vị"

2. Đáp án nào không đúng về những điểm cần lưu ý khi rút gọn câu?

A. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc khiếm nhã bất lịch sự

B. Không làm cho người tiếp nhận hiểu sai hoặc hiểu ko đầy nội dung câu nói

C. Cần rút gọn câu sao cho ngắn nhất có thể

D. Cả a và b đều đúng

3. Câu đặc biệt không dùng trong trường hợp nào sau đây?

A. Xác định thời gian ,nơi chốn diễn ra sự việc được nói trong đoạn

B. liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật hiện tượng

C. Bộc lộ cảm xúc gọi đáp

D. Nêu định nghĩa khái niệm về sự vật hiện tượng

4.trạng ngữ của câu có thể đứng ở những vị trí nào trong câu

A. Đầu câu

B.giữa câu

C.cuối câu

D.cả 3 đều đúng

5 đâu là công rút gọn trả lời cho câu hỏi 'câu đã làm bài tập chưa'?

A. Tớ chưa làm bài tập

B. Tối nay,tớ mới làm bài tập

C. Tớ làm bài tập rồi

D. Chưa làm đâu

6.đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi 'Bao giờ cậu và gia đình đi về quê'

A. Ngày mai ,nhàtớ về quê!

B. Ngày mai !

C.Mai, nhà tớ về nhé!

D. Cá b và c đều đúng

7. Cụm từ mùa xuân trong hai câu sau khác về chức năng ngữ pháp như thế nào

1. Mùa xuân,cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít

2.mùa xuân!mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kỳ diệu

A. Trong câu a và b mùa xuân là trạng ngữ chỉ thời gian

B. Trong câu a mùa xuân là trạng ngữ chỉ thời gian câu b là một câu đặc biệt

C.trong câu a mùa xuân là trạng ngữ chỉ thời gian câu b là một cụm danh từ đóng vai trò chủ ngữ

D. Cả a b và c

8. Vì sao trong trường hợp sau rất cần đến sự có mặt của trạng ngữ"Về mùa đông lá bàng đỏ như đồng hun"

A. Vì trạng ngữ bổ sung thông tin làm cho nội dung của câu chính xác

B. Vì trạng ngữ kết nối các câu trong đoạn tạo sự mạch lạc

C. Vì trạng ngữ là thành phần bắt buộc có mặt trong câu tiếng Việt

D. Cả a và b đều đúng

9. Vì sao câu tục ngữ sau có thể rút gọn thành phần câu được? Đói cho sạch rách cho thơm

A. Vì câu tục ngữ không nói riêng một ai đó trong xã hội

B. Vì câu tục ngữ đưa ra lời khuyên Chung

C. Vì tục ngữ thường đưa ra kinh nghiệm chung

D. Cả a và b đều đúng

10. Vì sao không thể rút gọn hai câu 'nhà giàu trồng lau ra mía/nhà khó trồng củ tía ra củ nâu."thành hai câu"trồng lau ra mía/trồng củ tía ra củ nâu

A. Việc rút gọn câu sẽ làm người đọc hiểu không đúng nghĩa của câu

B. Vì người nói muốn hoạt động cụ thể của nhà giàu và nhà nghèo

C. Vì người nói muốn nói tới đất trồng cây cụ thể của từng nhà

D. Cả b vàc đều đúng

11.đáp án nào nêu đúng số lượng và tác dụng của câu đặc biệt trong ngữ liệu sau?"Mọi người lên xe đã đủ". Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc"

A. Có hai câu đặc biệt,dùng để liệt kê các hiện tượng xảy ra gắn với hành trình của chiếc xe

B. Có hai câu đặc biệt dùng để nêu lên cảm giác khó chịu khi đi xe

C. Có ba câu đặc biệt miêu tả hành trình dữ dội của mọi người

D. Có một câu đặc biệt nêu lên hoạt động khi đi xe

Các bạn giúp mh nha mai nộp r mh làm 1 câu cũng tick nha

0
Câu 1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?A. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyB. Nước chảy đá mònC. Rau nào sâu ấyD. Lên thác xuống ghềnhCâu 2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?A. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúaC. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyD. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giốngCâu 3. "Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều...
Đọc tiếp

Câu 1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Nước chảy đá mòn

C. Rau nào sâu ấy

D. Lên thác xuống ghềnh

Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?

A. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.

B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Câu 3. "Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài nói đến con cò. Con cò là một trong những con vật gần gũi với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên cạnh họ. Con cò lội theo luống cày, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, ngắm nhìn người nông dân làm lụng." (Vũ Ngọc Phan)

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Câu 4. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì?

A. Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải

B. Hãy biết coi trong của cải của bản thân

C. Đừng nên coi trọng của cải

D. Hãy biết quý trọng con người hơn của cải

Câu 5. Câu tục ngữ nào không cùng nội dung với câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của"?

A. Người làm ra của, của không làm ra người

B. Người sống đống vàng

C. Người ta là hoa của đất

D. Người còn thì của còn

Câu 6. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?

A. Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho

B. Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa

C. Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ

D. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch

Câu 7. Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận?

A. Gia đình thân yêu của em.

B. Ý kiến của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"

C. Chứng minh tính đúng đắn của câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người. Ý kiến của em về vấn đề này

Câu 8. Để lập dàn ý cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ: "Thương người như thể thương thân", câu hỏi tìm ý nào dưới đây là không cần thiết?

A. Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ như thế nào?

B. Vì sao nhân dân ta lại khuyên phải thương người như thể thương thân?

C. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ?

D. Có khi nào lời khuyên đó sai không?

Câu 9. Văn bản “ Chống nạn thất học” Của tác giả nào?

A. Phạm Văn Đồng.

B. Đặng Thai Mai.

C. Hoài Thanh.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 10, Luận điểm nào không phải là luận điểm trong văn bản “ Chống nạn thất học?

A. Kêu gọi toàn dân chống nạn thất học.

B. Kêu gọi mọi người phải thực hiện công việc nâng cao dân trí.

C. Mọi người hãy cùng nhau tham gia công cuộc xây dựng nước nhà, phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.

D. Phải luôn tạo thói quen tốt trong cuộc sống.

Câu 11. Trong các câu sau câu nào là câu rút gọn:

A. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

B. Người ta là hoa của đất.

C. Chị ngã, em nâng.

D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Câu 12. Trong các câu sau câu nào không phải câu rút gọn:

A. Ăn Cây nào rào cây ấy.

B. Thương người như thêt thương thân.

C. Một người bằng mười mặt của.

D. Học thầy không tày học bạn.

Câu 13. Câu rút gọn là :

A, Câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.

B. Câu ngắn gọn.

C. Câu không xác định được chủ ngữ hay vị ngữ.

D. Câu được lược bỏ một số thành phần của câu.

. Câu 14. Theo em tại sao không nên rút gọn câu in đậm sau:

- Mẹ ơi hôm nay con được điểm 10.

- Con ngoan quá ! Bài nào được điểm 10 thế?

- Bài kiểm tra toán.

A. Làm câu quá ngắn gọn

B. Làm cho người đọc hiểu sai.

C. Làm cho câu nói trở nên cộc lốc, khiếm nhã.

D. Gây bất lịch sự, thiếu tôn trọng.

Câu 15. Tại sao trong thơ, tục ngữ thường dùng câu rút gọn:

A. Làm câu gọn hơn,

B. Tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

D. Làm thông tin nhanh hơn.

0

Đang đi chơi (rút gọn CN)

Lan! (rút gọn VN)

Mai nhá: (rút gọn CN và VN)

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận?A.        Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh vật một cách sinh động.B.        Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.C.        Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.D.        Ý kiến, quan điểm, nhận xét...
Đọc tiếp

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận?

A.        Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh vật một cách sinh động.

B.        Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.

C.        Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.

D.        Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

Câu 2: Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào?

A.          Kể lại diễn biến sự việc.

B.          Đề xuất một ý kiến.

C.          Đưa ra một nhận xét.

D.          Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng.

Câu 3: Để thuyết phục người đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì?

A.        Luận điểm phải rõ ràng.

B.        Lí lẽ phải thuyết phục.

C.        Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động.

D.        Cả ba yêu cầu trên.

Câu 4: Khi rút gọn cần chú ý điều gì?

A.  Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

B. Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

C. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ?

A. Trạng ngữ.        B. Chủ ngữ.

C. Vị ngữ.             D. Bổ ngữ.

Câu 6: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?

A. Người ta là hoa đất.

B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

C. Tấc đất tấc vàng.

Câu 7: Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?” ?

A. Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.

B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.

C. Mình đọc sách là nhiều nhất.

D. Đọc sách.

Câu 8: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ?

A. Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra trong tác phẩm .

B. Là cảm xúc suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.

C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói hoặc người viết.

D. Là cách sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.

Câu 9: Lập luận trong bài văn nghị luận là gì?

A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết.

B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

C. Là nêu cảm xúc, suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.

D. Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.

Câu 10: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ?

A. Là các quy luật của tự nhiên.

B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.

C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

D. Là thế giới tình cảm phong phú của con người.

Câu 11: Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào ?

A. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

B. Chỉ hiểu theo nghĩa đen.

C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng.

Câu 12: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu “ Uống nước nhớ nguồn”?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Uống nước nhớ kẻ đào giếng

C. Ăn cháo đá bát

D. Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng.

 

1
13 tháng 3 2020

Giải: 

1, A        

2, A

3, D

4, C

5, B

6, B

7, B

8, C

9, D

10, C

11, A

12, C

---------

Chúc bạn học tốt <3

2 tháng 5 2020

1. Xác định ý nghĩa trạng ngữ bổ sung cho câu sau: " Vì ốm, bạn Nam không đi đá bóng." 

a.Thời gian

b. Mục đích

c. Cách thức

d. Nguyên nhân
2.Công dụng của trang ngữ là: 

a. Tăng sức gợi tả, gợi cảm

b. Tạo sự hấp dẫn cho lời nói, bài viết

c. Làm nội dung câu thêm đầy đủ và chính xác

d. Nối kết các câu/các đoạn với nhau, tăng tính mạch lạc

e. Câu c và d đều đúng
3Vị trí của trạng ngữ trong câu:

a. Bắt buộc đứng ở đầu câu

b. Bắt buộc đứng ở cuối câu

c. Có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hay cuối câu

d. Cả a và b đúng
4.Trạng ngữ là : 

a. Thành phần chính của câu

b. Thành phần phụ

                             Môn Tiếng việt- Ngữ Văn 7ĐỀ1: 1, TRẮC NGHIỆM Câu1: Trong các câu tục ngữ sau câu nào là câu rút gọn? A, Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.B, Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.C, Người ta là hoa đất.D,Học ăn,học nói,học gói,học mở.Câu2: Cho biết tác dụng của câu tục ngữ dưới đây:" Một đêm mùa Xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đồ cũ...
Đọc tiếp

                             Môn Tiếng việt- Ngữ Văn 7

ĐỀ1: 

1, TRẮC NGHIỆM 

Câu1: Trong các câu tục ngữ sau câu nào là câu rút gọn? 

A, Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

B, Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.

C, Người ta là hoa đất.

D,Học ăn,học nói,học gói,học mở.

Câu2: Cho biết tác dụng của câu tục ngữ dưới đây:

" Một đêm mùa Xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đồ cũ của bác tài Phán từ từ trôi."

A, Bộc lộ cảm xúc.

B, Gọi đáp.

C, Xác định thời gian, nơi chốn.

Câu3: Câu nào là câu đặc biệt?

A, Một canh....Hai canh....lại ba canh.

B, Quê hương là chùm khế ngọt.

C, Lan là học sinh.

D, Tất cả đều đúng.

Câu4: Nhận định nào đúng về Trạng Ngữ trong câu:

A, chỉ đứng ở đầu câu.

B, Có thể đứng ở đầu câu, giữa câu và cuối câu.

C, Trạng ngữ ở đầu câu, giữa câu và cuối câu. Bổ sung ý nghĩ cho câu.

D, Trạng ngữ đứng ở đầu câu, giữa câu và cuối câu. Không bổ sung ý nghĩ cho câu.

2, Tự Luận

Câu1: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn? Cho ví dụ

Câu2: Xác định câu đặc biệt( nêu rõ tác dụng ) và câu rút gọn ( chỉ rõ thành phần được rút gọn ) trong đoạn văn sau:

Lan vừa trong thấy mẹ về đã nũng nịu:

A,- Mẹ ơi!

B,- Ôi con! ( Mẹ về đây con.)

C, Đói bụng lắm mẹ ạ. Làm thế nào bây giờ hả mẹ?

D, Mẹ sẽ nấu cơm ngay.

ĐỀ2:

Phần 1, Trắc nghiệm :  Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đầu tiên của đáp án đúng:

                                        Chim sâu hỏi chiếc lá:

                                       Lá ơi! Hãy kể chuyện đời của bạn                                              cho tôi nghe đi!

                                       Bình thường lắm, Chẳng có gì đáng                                         kể đâu.

Câu1: Trong đoạn văn có mấy câu rút gọn ?

A, Một

B, Hai

C, Ba

D, Bốn 

Câu 2: Trong đoạn văn có mấy câu đặc biệt? 

A, Một câu

B, Hai câu 

C, Bốn câu

D, không có.câu đặc biệt

 Câu3:  Câu " Bình thường lắm, không có gì đáng kể đâu" đã lược bỏ thành phần nào của câu:

A, Thành phần chủ ngữ.

B, Thành phần vị ngữ.

C,  Cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ.

Câu4: Câu đặc biệt trong đoạn văn đừng để làm gì?

A, nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc trong đoạn văn.

B, Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

C, Bộc lộ cảm xúc.

D, Gọi đáp.

Câu5: Câu rút gọn trong đoạn văn nhằm mục đích gì? 

A, Làm cho cậu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh hơn và tránh lặp lại từ ngữ đặc xuất hiện ở câu đứng trước.

B, Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người

C, Cả 2 đáp án trên.

CÂU6: Ở vị trí nào trong câu thì trạng ngữ có thể tách thành câu riêng để đạt được nhưng mỹ đích tu từ nhất định?

A,Đầu câu.

B, Giữa câu và vị ngữ.

C,Cuối câu.  

Câu7: Ở vị trí nào trong câu đặc biệt trong đoạn văn sau và cho biết nội dung thông báo của câu? 

" Bầu trời không còn trắng đục nữa. Đã có những đêm xanh. Nhưng buổi sáng hồng. Cây cối bừng tỉnh." 

Phần 2: TỰ LUẬN 

Câu1: Thêm trạng ngữ cho câu có ý nghĩ và công dụng gì? Đặt 1 câu có thêm thành phần trang ngữ. 

Câu 2: Viết 1 đại văn nghị luận khoảng 10 câu, trình bày quan điểm về câu tục ngữ " học ăn,học nói,học gói,học mở". Trong đó có sử dụng 2 trạng ngữ. Gạch chân, chú thích và nêu rõ tác dụng của trạng ngữ đó.

 

                                ~~HẾT~~

 

 

 

 

0
Câu 1. Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:Thương người như thể thương thâna. Xét về nội dung, câu tục ngữ trên được xếp vào nhóm nào? Phương thức biểuđạt chính là gì?b. Về cấu tạo, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định như vậy?c. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu tục ngữ.d. Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu, trình bày cảm...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:

Thương người như thể thương thân

a. Xét về nội dung, câu tục ngữ trên được xếp vào nhóm nào? Phương thức biểu
đạt chính là gì?
b. Về cấu tạo, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định như vậy?
c. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu tục ngữ.
d. Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu, trình bày cảm nhận sâu sắc của em về câu tục
ngữ. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu rút gọn.
e. Tìm 1 số câu tục ngữ có cùng nội dung với câu tục ngữ trên.
Câu 2.
a. Hãy giải thích, sau đó tìm từ 5 đến 8 dẫn chứng để làm rõ câu nói của Bác:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.

b. Trình bày những hiểu biết, suy nghĩ và đánh giá về mỗi dẫn chứng em đã nêu, .
c. Sắp xếp phần đã trình bày ở ý b. theo logic, sau đó viết thành đoạn văn tổng –
phân - hợp. (Có thể làm gộp 2 yêu cầu này).

1
11 tháng 4 2020

1. Tục ngữ về con người và xã hội

Biện pháp so sánh.

Lá lành đùm lá rách

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7I. Phần văn bản:1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?II. Tiếng Việt:1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?2. Bài tập:BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:Ngày...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7
I. Phần văn bản:
1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?
3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?
II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?
2. Bài tập:
BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí,
bố của thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đen nộp lại cho chủ nợ một nương
ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. người vợ
chết cũng chưa trả hết nợ. ( Tô Hoài )
BT 2: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong những trường
hợp sau đây:
a. Tiếng hát ngừng. cả tiếng cười.
b. Đi thôi con!
c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước
độc lập tự do.
d. Uống nước nhớ nguồn.
e. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào
là khác nữa.
BT 3: Trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại
không thể dùng câu rút gọn:
Đoạn a
- Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
- Chủ nhật.
Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.
- Nhớ mang sách cho tớ nhé
Đoạn b
Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi:
- Lan…Mấy giờ cháu đến truờng?

- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!
- Cháu có nhớ lòi mẹ cháu dặn sáng nay không?
- Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.
BT 4:Viết một đoạn hội thoại ngắn( 7- 10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn.
Gạch chân dưới các câu rút gọn đó.
BT 5: Trong những trường hợp sau đây câu đặc biệt dùng để làm gì?
a. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng xông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang
ngồi có vẻ chờ đợi.
b. Mẹ oi! Chị ơi! Em đã về.
c. Có mưa!
d. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa!
BT 6: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
- Biển đề tên trường mình có phải là câu đặc biệt không nhỉ?
- Không.
- Vậy Ngữ văn 7 ở trên bìa sách của chúng mình có phải là câu đặc biệt không?
- Cũng không phải.
- Thế biển đề Giặt là trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện của hai bạn em thấy đúng sai thế nào?
III. Tập làm văn:
1. Thế nào là văn nghị luận?
2. Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?
3. Bài tập:
BT1: Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim? Tìm 3 dẫn
chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh?
BT2: Tìm 3 và phân tích 3 biểu hiện, việc làm trong cuộc sống thể hiện đạo lí
sống uống nước nhớ nguồn?

0
Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luậnđiểm nào đó.D. Là một phép lập luận sử dụng các tác...
Đọc tiếp

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

 Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

 Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

 

4
14 tháng 4 2020

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

14 tháng 4 2020

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C

 Đại từCâu 1. Đại từ là gì?A. Dùng để trở người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữcảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏiB. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt độngC. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượngD. Cả 3 đáp án trên đều đúngCâu 2. Có mấy loại đại từ?A. 2...
Đọc tiếp

 

Đại từ

Câu 1. Đại từ là gì?
A. Dùng để trở người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ
cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
B. Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động
C. Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 2. Có mấy loại đại từ?
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 3. Đại từ “bao nhiêu, mấy” là đại từ để trỏ người, sự vật đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Câu 4. Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng làm gì?
A. Để hỏi
B. Để trỏ số lượng
C. Để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc
D. Để hỏi về người, sự vật

Câu 5. Xác định đại từ có trong câu “ Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ
những hoa cùng người” là?
A. Mình, ta
B. Hoa, người
C. Nhớ
D. Về
Câu 6. Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai
cũng sợ” ?
A. Ai
B. Chúng tôi, ai
C. Chúng tôi
D. Cũng
Câu 7. Xác định đại từ trỏ người trong ví dụ sau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà/
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa” ?
A. Đã
B. Bấy lâu
C. Bác
D. Trẻ
Câu 8. Từ loại dùng làm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích sau là gì?
Phú nông gần đất xa trời
Họp riêng con lại, nói lời thiết tha
Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại
Các con đừng dại mà bán đi”

A. Động từ
B. Phó từ
C. Danh từ
D. Tính từ
Câu 9. Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen
gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?
A. Tôi
B. Tôi, nó
C. Tôi, Kiều Phương
D. Nó, Mèo

Ai làm đúng r mik tích choa >:3

3
19 tháng 3 2020

CÁC BẠN ĐĂNG KÍ KÊNH YOUTOBE NÀY DÙM MÌNH NHA

https://www.youtube.com/channel/UCGY7DExH-jIpzA_7DN9SkHQ

CẢM ƠN CÁC BẠN

o l m . v n

19 tháng 3 2020

1A ,2 B ,3 B, 4 A , 5 A , 6B ,7 C, 8 C , 9 C

16 tháng 1 2017

a) Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

b) - Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

- Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.
Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải lưu ý :
Tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.
16 tháng 1 2017

a, Các câu (2), (3) là những câu rút gọn. Thành phần bị lược là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu nêu nguyên tắc ứng xử, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn.

b,

- Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."

- Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.
Ít sử dụng cách nói rút gọn câu trong trường hợp ngữ cảnh và ý nghĩa câu nói gây hiểm nhầm cho người khác.