K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2021

trải nghiệm tiếng anh là: experience

truyện cổ tích tiếng anh là: fairy tales

truyện truyền thuyết tiếng anh là: legends

trải nghiệm : experience :

truyện cổ tích : fairy tales :

truyện truyền thuyết :legends:

27 tháng 4 2021

tk 

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

...

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì.”

Năm tháng qua đi, truyện cổ tích đã trở thành tuổi thơ cúa rất nhiều, rất nhiều thế hệ Việt Nam. Qua những câu chuyện kể của bà, của mẹ ngày xưa, hình ảnh cô Tấm dịu hiền nết na, anh Khoai chăm chỉ càn cù, Thạch Sanh tài nghệ dũng cảm... đã in sâu vào tâm trí. Song trong những câu chuyện ấy, hình ảnh quen thuộc nhất chắc hẳn là ông Tiên.

Một buổi trưa hiu hiu gió thổi, em thiếp đi, chìm vào giấc mơ. Trong giấc mơ tuyệt vời, em may mắn gặp được ông tiên. Ông Tiên hiện lên thật gần gũi biết bao! Khuôn mặt ông tròn trĩnh, phúc hậu, da dẻ hồng hào như những trái đào tiên ở thiên giới. Trên khuôn mặt của ông lão không biết đã mấy trăm năm tuổi nối bật một đôi mắt hiền từ, nhân hậu, sáng lấp lánh tựa như có thể nhìn thấu mọi sự trên đời. Nụ cười ấm áp của ông  thân thương như nụ cười của ông nội kéo theo cả chòm râu dài bạc trắng rung rung dễ mến. Mái tóc dài bạc như cước, búi củ tỏi như các cụ ông ngày xửa ngày xưa.

Đôi tai thần kỳ của ông có thể nghe được mọi thứ, nghe được nụ cười hạnh phúc và tiếng khóc tủi hờn, bất hạnh, nghe được những âm mưu ác độc xấu xa và cả những ước mơ, những khát khao nồng nàn, cháy bỏng. Vào thời điểm con người bế tắc, ông âm thầm dõi theo và xuất hiện giúp đỡ. Trong luồng ánh sáng chói mắt, ông từ từ hiện ra với bộ quần áo mang phong cách cổ đại màu trắng, đôi guốc mộc giản dị và cây phất trần quyền năng trên tay. Ông thong dong vuốt chòm râu bạc, trầm ấm cất tiếng hỏi han. Ông mang trong mình sức mạnh kỳ diệu và tấm lòng thương cảm, yêu mến bao la.

Ông là hiện thân cho cái thiện, cho chân lý “ở hiền gặp lành”. Trong cố tích “Tấm Cám” mà bà thủ thỉ kể ngày xưa, ông Tiên nghe được nỗi lòng cô Tấm, dùng phép thuật cho cô Tấm gặp nhà vua, vượt bao khó khăn khắc nghiệt về với cuộc sống hạnh phúc ấm êm. Ông Tiên hóa phép “Cây tre trăm đốt” giúp anh Khoai trị tên địa chủ, lấy người vợ là con gái ông ta. Cảm động tình mẫu tử thiêng liêng trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng”, ông chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Với cây phất trần trong tay và tấm lòng cao cả mênh mông, ông đi đến khắp nơi nơi, mang phép màu hạnh phúc đến cho tất cả những người xứng đáng. Ông Tiên bước ra từ truyện cổ tích, bước vào nhận thức non nớt của những đứa trẻ, dạy chúng em biết phân biệt thiện ác, biết sống tốt đẹp để mai sau “ở hiền gặp lành”.

Thời gian lặng lẽ trôi đi, hình tượng ông Tiên không chỉ là hình ảnh thuộc về câu chuyện cổ tươi đẹp mà còn là biểu tượng cho tâm hồn dân tộc. Đó là những phẩm chất đời đời kiếp kiếp còn lưu – thương người và sống hiền lành, nhân hậu.

30 tháng 3 2016

Chưa đọc nha!

1 tháng 4 2016

Các bạn đọc thân mến, tôi đưa các bạn sang đất nước Thụy Sỹ. Hãy nhìn xung quanh các bạn, nhìn lên những khu rừng âm u trên những đỉnh núi hiểm trở. Hãy trèo lên những bãi tuyết sáng chói và trở xuống những bình nguyên xanh tươi, ở đấy có biết bao nhiêu sông con và khe suối đang ầm ầm chảy xiết, như sợ không đến kịp để tiêu tan trong biển cả. Mặt trời rọi những tia nóng bỏng vào những thung lũng sâu, làm tan những khối tuyết. Đến đêm tuyết lại đông lại thành những tảng băng, lở ra rồi lăn xuống núi, hoặc đóng thành những con sông băng chồng chất lên nhau. Trong số ấy có hai con sông băng đóng đầy những khe vực lớn dưới chân hai ngọn Schreckhorn và Wetterhorn gần thị trấn Grindelwald. Những sông băng ấy hình thành một cách lạ kỳ nên đến mùa hè rất nhiều nhà du lịch từ khắp các nước đến đều dừng chân tại đó. Từ các thung lũng, leo hàng giờ đồng hồ mới lên tới đỉnh núi, ở đó, họ cảm thấy như đang nhìn thấy đồng bằng từ một quả khinh khí cầu lơ lửng trên không. Mây luôn luôn tụ lại trên các ngọn núi thành một màn hơi bao la, còn mặt trời thì chiếu xuống thung lũng làm cho cỏ cây rực rỡ như một bức tranh lụa đặt trước đèn. Phía dưới, nước cuốn ầm ầm như gào thét. Khi còn ở trên cao, nước thì thầm, khẽ róc rách và trườn theo các tảng đá, trải ra thành những dải bạc. Hai bên đường đi lên sông băng là những nhà gỗ, xung quanh mỗi cái có vườn khoai nhỏ nuôi sống các em bé, miệng xinh xắn háu ăn, lốc nhốc trong những gian nhà nhỏ bé đó. Người ta thấy hàng đàn các em bé ấy xô đến trước những người du lịch, vây quanh họ và mời mua những chiếc nhà gỗ xinh xinh do cha mẹ chúng đẽo gọt. Ngày nắng đẹp cũng như ngày mưa trút nước, lũ trẻ con ấy luôn luôn đứng rải rác trên đường để chào mời du khách mua món hàng bé nhỏ của mình. Cách đây chừng hai mươi năm, du khách thấy một em bé cũng đến bán hàng, cùng chạy tới với các trẻ em khác, nhưng bao giờ em cũng đứng cách ra xa một chút. Em có một bộ mặt nghiêm nghị đáng yêu, và hai tay giữ khư khư cái hộp gỗ, tưởng chừng như không bao giờ em muốn rời nó ra cả. Các em khác quấy rầy mọi người. Riêng em chẳng nói chẳng rằng. Nhưng vẻ nghiêm trang của đứa bé làm cho mọi người thích gọi em hơn các em láu táu kia và em bán được nhiều hàng hơn, tuy em chẳng biết tại sao Chính ông em đã đẽo gọt những cái kẹp hột bồ đào, những ông phỗng kỳ quái, những con gấu, những thìa, nĩa, những cái hộp chạm trổ cành lá thanh tao và những con nai mảnh khảnh. Ông cụ ở trên núi cao. Cụ có một tủ đầy những đồ chơi xinh xinh như thế thường làm trẻ con rất mê thích. Nhưng em bé, tên gọi Rudy, không chú ý đến những đồ chơi đó lắm. Cái mà em thích nhìn và thèm muốn, cái mà em khao khát chiếm được, là cây súng cổ treo trên xà nhà. Ông em đã hứa cho em, nhưng chỉ khi nào em đã lớn và đủ sức dùng cây súng ấy. Tuy còn bé tí, em đã phải đi chăn dê. Nếu một tay chăn dê giỏi cần phải biết cùng dê leo lên các mỏm đá thì Rudy là một em bé chăn dê giỏi. Em còn trèo cao hơn cả dê nữa. Em thích trèo lên ngọn cây cao để gỡ tổ chim. Em can đảm, còn liều lĩnh là khác. Chỉ khi nào đến bên một thác nước đang gầm thét, hay nghe thấy tiếng băng lở đổ ầm ầm, mới thấy em mỉm cười. Em chẳng bao giờ chơi với những đứa trẻ khác. Chỉ thấy em trong bọn chúng khi nào ông em sai em đi bán các đồ gỗ chạm trổ do ông cụ làm ra. Rudy chẳng thích làm việc ấy tí nào. Em chỉ thích một mình leo lên các ngọn núi hiểm trở, hoặc ngồi cạnh ông ngoại để nghe kể lại những câu chuyện thời xưa và những truyền thuyết về xứ Meyringen, nơi ông cụ sinh trưởng, xứ sở ngày xưa đã bị một dân tộc thuộc dòng giống Thụy Điển từ trên tít miền Bắc xuống xâm lăng. Vì thế Rudy học được khối thứ. Trong khi lắng tai nghe những câu chuyện của nhà điêu khắc già ấy, em đã thu lượm được một kiến thức nho nhỏ mà các em khác cùng tuổi không hề có. Nhưng trí tuệ em lại càng minh mẫn nhờ sự giao du với những con vật sống trong gian nhà gỗ. Đó là Ajola, con chó lớn của cha em và một con mèo mà Rudy rất yêu quý. Chính con mèo này đã dạy em leo trèo. Một hôm mèo bảo: “Này, đi lên mái nhà với tớ đi”, em nghe hiểu ngay. Khi người ta còn bé và nói chưa sõi, người ta rất hiểu tiếng nói của gà, vịt, chó và mèo. Chúng cũng nói rành rọt như cha mẹ nói với ta. Khi ta lấy cây gậy của ông làm ngựa cưỡi chơi thì ta cũng nghe thấy nó hí và trông thấy như nó có cả đầu, cả chân và cả đuôi. Nhưng một khi ta lớn lên thì tính năng đó mất đi. Tuy nhiên, cũng có nhiều em giữ được tính năng đó lâu hơn các em khác, người ta cho rằng chúng là những đứa đần độn hạng nặng. Nhưng, người đời thật là lắm chuyện! Đây, mèo đã bảo em: “Này, đi lên mái nhà với tớ đi! Tưởng là nguy hiểm thì thật là hão huyền. Khi người ta không hề sợ ngã, thì chẳng bao giờ ngã. Nào, cậu đặt một cẳng như thế, một cẳng như vậy. Giữ cho chắc hai cẳng đằng trước. Mắt phải thật tinh, người phải thật mềm, khi tới một vực sâu cứ nhảy qua, không sợ gì cả. Trông tớ làm đây này”. Thế là Rudy thuộc lầu cả bài diễn giảng đó, theo con mèo lên tận mái nhà và các ngọn cây. Sau đó, em leo lên tận các mỏm đá nhọn, nơi mà loài mèo không leo đến bao giờ. Chính những bụi cây mọc cheo leo đã dạy em bám lấy những rìa núi chật hẹp hiểm trở nhất. Rudy thường hay trèo lên núi trước lúc mặt trời mọc, và ở đấy em thở hít không khí tươi mát, lành mạnh. Đó là một thứ rượu tiên mà chỉ có Chúa Trời nhân đức mới biết làm, và đây là cách pha chế: Hãy trộn hương thơm của tất cả các loại cỏ tươi trên núi lẫn với bạc hà, xạ hương, hoa hồng và tất cả các thứ hoa khác mọc dưới thung lũng. Hãy lọc lấy những vị thơm tinh túy nhất; còn các hơi nặng nề thì để cho mây hút đi. Nhờ gió đẩy tất cả qua những khu rừng thông, sau đó bạn được hương của một bó hoa tươi tắn, dịu dàng và cực kỳ thơm ngát. Chính Rudy sáng nào cũng lên hưởng hương thơm ấy trên núi cao. Ánh sáng mặt trời đến vuốt ve đôi má em. Thần Choáng váng, con quỷ kinh tởm đang rình mò em; nhưng có lệnh của bề trên cấm nó đến gần em bé. Những con chim nhạn trong bảy tổ chim làm dưới mái nhà của ông ngoại, bay theo em lên núi cao, nơi em chân dê, và hát lên những điệp khúc bí ẩn: “Vi ốốc i, ốốc i, ốốc vi[3]”. Chúng truyền lại cho em nghe những lời khen ngợi của mọi người trong nhà, kể cả của đôi gà mái, những con vật mà em không hề giao du. Tuy vẫn còn bé tí, em đã từng du lịch khá nhiều. Em sinh ra ở tổng Valais, từ đấy người ta mang em vượt qua dãy núi Alps về Oberland, khi em còn nhỏ xíu. Sau này, em đã từng đi bộ đến đến tận Staubbach để ngắm nghía cái thác nước mỹ lệ tỏa trong không trung như một tấm sa màu bạc chừng ba trăm thước trước ngọn Jungfrau phủ đầy băng tuyết trắng toát.
Cũng đã có lần em đến gần những dòng sông lớn ở Grindelwald nữa. Nhưng đó là một câu chuyện buồn. Mẹ em đã chết ở đấy và em đã mất hết tính vui vẻ của tuổi thơ. Thỉnh thoảng ông ngoại em lại kể rằng: “Hồi thằng Rudy lên hai, hầu như lúc nào nó cũng cười. Thư của mẹ cháu viết cho tôi toàn kể những nét vui tươi như điên rồ của cháu, nhưng từ khi cháu bị rơi xuống hang băng đến nay, cháu trở thành nghiêm nghị hơn ông già”. Ông cụ không thích nhắc đến biến cố ấy lắm, nhưng khắp vùng xung quanh, mọi người đều biết. Câu chuyện xảy ra như sau: Người ta chỉ nhớ rằng cha Rudy là một người đánh xe ngựa. Con chó lớn Ajola luôn chạy theo khi ông đánh xe từ Geneva qua đèo Simplon, đi sang nước Ý. Ông có một người em trai ở thung lũng ven sông Rhone thuộc tổng Valais. Đó là một tay săn nai[4] dũng cảm và còn làm nghề dẫn đường cho các khách du lịch. Rudy mồ côi cha từ năm lên hai. Mẹ em quyết định quay trở về quê hương Obeclan thuộc Berne, sống với ông nghoại em ở cách Grindelwald một dặm đường. Ông cụ làm nghề chạm trổ những đồ gỗ xinh xinh để kiếm ăn. Thế là đến tháng sau bà ta bế con đi cùng với hai người thợ săn nai. Họ đã vượt qua dốc núi Gemmi và đã trông thấy từ xa các nhà gỗ nằm trong thung lũng của quê hương. Họ chỉ còn phải vượt qua một con sông băng lớn nữa thôi. Đường đi thật vất vả. Tuyết vừa mới rơi xuống, che một cái vực chỉ rộng độ mấy chục thước - như thường thấy ở vùng này - nhưng lại sâu hơn một đầu người. Người thiếu phụ trượt chân, thụt xuống tuyết và cùng Rudy rơi biến xuống đáy vực. Lúc đầu người ta không nghe thấy tiếng kêu, cũng không nghe thấy tiếng rên rỉ. Nhưng chẳng bao lâu em bé cất tiếng khóc. Phải mất hơn một giờ sau hai người săn nai mới tìm kiếm được cọc và dây ở một nhà gần đấy. Sau nhiều cố gắng, đến tảng sáng họ mới mang lên được người mẹ và đứa bé nom như đã chết rồi. Người ta cứu được đứa bé còn người mẹ thì không cứu được. Em bé được mang về với ông ngoại và ông cụ đã cố gắng hết sức mình nuôi nấng em thật chu đáo. Cụ không thấy cháu cụ vui vẻ, tươi cười như mẹ nó đã tả. Em bé hầu như không bao giờ cười nữa.
Ấy là hậu quả của cái tai nạn làm em bé bị rơi vào thế giới băng giá kỳ lạ. Thế giới đó toàn là những khối băng vĩ đại sắc trắng hoặc xanh, đủ các hình thù, chồng chất lên nhau. Theo óc mê tín của nhân dân miền núi Thụy Sỹ thì linh hồn những người có tội bị giam giữ trong đó cho đến ngày phán xử cuối cùng. Bên trong sông băng có những hang rộng bao la, những vực sâu suốt đến tận trong lòng dãy núi Alps. Nơi ấy có một lâu đài tuyệt đẹp. Đó là cung điện của Nữ thần Băng giá, bà chúa của địa hạt âm u này. Mụ thích phá phách, đè bẹp và nghiền nát mọi vật. Không trung là cha mụ. Quyền lực của mục rải trên tất cả các dòng sông bắt nguồn từ xứ sở của mụ. Mụ có thể lao nhanh hơn nai lên những đỉnh núi tuyết vĩnh cửu mà người liều lĩnh nhất cũng phải đẽo bậc thang vào băng mới leo lên được. Có những lần mụ trút xuống các cành cây thông những thác nước hung dữ nhất để rồi nhảy từ mỏm đá này sang mỏm đá khác, mớ tóc dài trắng xóa tỏa phất phơ quanh mình: mụ khoác một áo choàng màu hồ thủy giống như nước các hồ vùng Helvetii. Khi người ta kéo Rudy từ dưới vực lên, mụ gào thét: “Thôi đi! Để nó đấy, nó là của ta”. Khi người ta giành chú bé mang đi, thì mụ nói: “Chúng đã cướp của ta một đứa bé xinh đẹp; ta đã ôm nó, sắp sửa cho nó một cái hôn giết chết nó. Thế là nó lại được quay về sống với người đời. Nó chăn dê trên núi. Nó trèo lên cao nữa, cao mãi. Nó đi xa hơn mọi người, nhưng không xa ta. Nó là của ta, ta sẽ chiếm được nó”. Và mụ nhờ Thần Choáng váng đi bắt em bé cho mụ; vì bấy giờ, trên dãy núi Alps xanh tươi, cây bạc hà đã mọc, mùa hè tới, làm cho mụ Nữ thần Băng giá nóng không chịu được. Thần Choáng váng bay lên không để rồi lao xuống đáy các hồ nước và người ta thấy một em của thần chui lên, rồi thêm hai, ba, rốt cuộc cả một bầy đông đảo; vì thần có rất nhiều em. Một số rình ở trên các thang gác, một số khác rình ở trên các lầu cao, gác chuông nhà thờ và mỏm núi. Chúng bơi trong không khí như cá bơi dưới nước và quyến rũ những nạn nhân của chúng để xô họ xuống vực sâu. Thần Choáng váng và Nữ thần Băng giá đều chực sẵn và chộp lấy lấy người khi người đến gần, giống như con bạch tuộc quấn tất cả mọi vật mà nó túm được. Trong tất cả lũ em của thần Choáng váng, Nữ thần Băng giá chọn tên khỏe nhất, tinh quái nhất và ra lệnh cho nó đi bắt Rudy mang về cho mụ. Nó trả lời: “Tôi không thể bắt được thằng bé ấy. Đã nhiều lần tôi đặt những bẫy hiểm ác nhất để bắt nó, nhưng con mèo khốn khiếp đã truyền cho thằng bé tất cả bí quyết của nó. Hơn nữa, có một sức mạnh vô hình cứ gạt tôi ra, che chở cho thằng ôn người trần mắt thịt ấy. Ngay cả lúc nó trèo lên cành cây chìa trên vực thẳm, tôi cù vào bàn chân nó, hả hơi làm cho nó chóng mặt, nó vẫn cứ trơ ra và không coi tôi vào đâu cả”. Nữ thần nói: - Dù thế nào chúng ta cũng sẽ bắt được nó. Nếu không phải là mi thì sẽ là ta; phải, ta đây, chính ta đây! Chợt có tiếng: “Không, không được!” như tiếng ngân vang của chuông nhà thờ. Nhưng đó chính là một bài ca thực sự. Đó là tiếng đồng ca của các Thiên thần hiền lành và đáng yêu. Lại có tiếng: “Không, không được!”. Đó là các công chúa Thái Dương. Chiều nào các nàng cũng dàn thành vòng tròn trên các đỉnh núi, xòe những đôi cánh cứ đỏ mãi lên khi vầng thái dương hạ xuống chân trời, bao phủ dãy Alps bằng một vầng hào quang rực lửa. Khi mặt trời lặn hẳn, họ chui vào lớp tuyết bao phủ các ngọn núi đá ngủ cho đến khi vầng Thái Dương lại xuất hiện. Các nàng yêu nhất là hoa, bướm và loài người; nhưng con cưng của các nàng, chính là Rudy. Các nàng ca lên rằng: “Mụ không bắt được chú ấy, mụ sẽ không chiếm được chú ấy đâu!”. Nữ thần đáp: “Ta đã từng bắt những đứa lớn và khỏe hơn nó”. Các nàng công chúa Thái Dương đồng thành hát lên một bài ca kể câu chuyện gió lốc đã giật chiếc áo choàng của một du khách như thế nào, cuốn lên không, nhưng chỉ cuốn được áo chứ không cuốn được người. Các nàng hát rằng: “Hỡi những đứa con của bạo lực, các ngươi đã túm được con người, nhưng các ngươi không giữ được con người đâu. Con người khỏe hơn cả chúng ta, khỏe hơn cả sức mạnh của thiên nhiên. Họ có thánh tri trong người. Họ giỏi hơn cả Đức Thái Dương, cha chúng ta. Họ biết những câu thần chú khiến được gió và nước phải vâng lời và phục vụ họ”. Đó là bài đồng ca của các Thiện thần. Và sáng nào những tia nắng mặt trời cũng chiếu qua cái cửa sổ độc nhất nhà cụ già, đến tận chỗ em bé đang ngủ; các nàng công chúa Thái Dương vuốt ve em bé, hôn khắp người em bằng những cái hôn nồng cháy nhất, để xóa tan vết tích cái hôn giá lạnh của Nữ thần Băng giá khi em còn nằm trong lòng mẹ dưới vực sâu, và đã được cứu thoát một cách kỳ lạ.vui

 

Xây dựng nhân vật là con vật, tác giả đã nhân hóa chúng như con người, tác giả dùng ngôi thứ nhất để kể lại câu chuyện khiến nhân vật biểu lộ được cảm xúc nhiều hơn, khiến người ta cảm nhận sinh động hơn về nhân vật Dế Mèn, khiến người ta tưởng như có thể thấy cà cuộc sống của các con vật hiện ra trước mắt.

Qua câu chuyện này ta rút ra được bài học là không nên kiêu căng hống hách, phải biết suy nghĩ trước khi làm.

4 tháng 2 2018

cảm ơn bạn nguyễn nguyễn thục quân

11 tháng 8 2017

em đã từng đọc rất nhiều câu chuyện cổ tích nhưng câu chuyện làm em ấn tượng nhất là TẤM CÁM .Câu chuyện thể hiện rằng Tấm là một cô gái dịu dàng, nết na nhận được rất nhiều may mắn.Còn Cám và dì ghẻ do độc ác nên đã bị trừng phạt nặng nề .từ câu chuyện này em rút ra cho mình một bài học rất bổ ích - "Ở HIỀN GẶP LÀNH"

11 tháng 8 2017

Ban co the viet truyen ve Nang bach tuyet ne,Co be Lo Lem ne,.... Ban tu viet di , Neu ban ko viet duoc thi de to giup cho

11 tháng 8 2017

Tớ ko viết được. Bạn giúp tớ nhá, viết đoạn mở bài từ 5 -> 10 câu.

Dịch đoạn văn sau : Trong kho tàng truyện cổ tích của Việt Nam có rất nhiều câu truyện hay nhưng câu truyện mà em thích nhất đó là câu truyện Thỏ và Rùa. Câu truyện như sau: Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy...
Đọc tiếp

Dịch đoạn văn sau :

Trong kho tàng truyện cổ tích của Việt Nam có rất nhiều câu truyện hay nhưng câu truyện mà em thích nhất đó là câu truyện Thỏ và Rùa. Câu truyện như sau:
Ngày xửa ngày xưa, có một con Rùa và một con Thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng rất nhanh, khi thấy rằng mình đã khá xa Rùa, Thỏ nghĩ nên nghỉ cho đỡ mệt dưới một bóng cây xum xê lá bên vệ đường và nghỉ thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Vì quá tự tin vào khả năng của mình, Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi trên đường đua. Rùa từ từ vượt qua Thỏ và sớm kết thúc đường đua. Khi thỏ thức dậy thì rùa đã đến đích và trở thành người chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.
Người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công.

1
12 tháng 8 2017

There are many good stories in Vietnam's fairy tale, but the story that I like the most is the story of Rabbit and Turtle. The story is as follows:
Once upon a time, there was a Tortoise and a Rabbit arguing over who was faster. They decided to settle the debate with a race. They agreed the route and started the race. The rabbit came out as fast as the shooter and ran very fast when he saw that he was quite far from the Turtle. He thought he should be tired under a lush tree on the road and relax before continuing the race. . Because too confident in their ability, Rabbit sitting under the tree and quickly fell asleep on the track. The turtle slowly crosses the Rabbit and finishes the race early. When the rabbit wakes up, the turtle has arrived and becomes the winner. Rabbit wakes up and realizes that it has lost.
The good credit, but subjective, lazy does not do anything. On the contrary, the strength is poor but determination, patience to succeed

26 tháng 7 2023

Truyện ngắn ko dùng HTĐ, thay vào đó dùng QKĐ