1.     Cảm nhận của em về bài ca dao s...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2021

Tham khảo !!

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.

Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.

Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.

Công cha nghĩa mẹ đối với con cái thật to lớn. Chúng ta sinh ra được sống trong vòng tay đầy âu yếm, đầy tình thương, đầy những lo toan, vất vả mà cha mẹ đã phải chịu đựng:

Nuôi con cho được vuông tròn

Mẹ thầy dầu dãi xương mòn gối cong

Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ:

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Trong xã hội xưa có biết bao nhiêu câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo: chuyện về một người con đã lấy thịt mình làm thuốc cho mẹ, chuyện về Lão Lai Tử người nước Sở lúc bảy mươi tuổi còn mặc áo ngũ sắc nhảy múa để mua vui cho cha mẹ. Chữ hiếu được thể hiện ngay trong hành động, ngay trong tình cảm mà chúng ta dành cho cha mẹ. Bổn phận của người làm con trước hết là tu dưỡng học hành, đỗ đạt thành tài để làm cha mẹ vui lòng. Sau đó tận tình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, lúc tuổi già. Đạo làm con không phải một sớm một chiều mà phải làm trọn vẹn chữ hiếu, dành trọn cả tấm lòng để đền đáp công lao sinh thành của cha mẹ.

Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu ca dao xưa nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.

20 tháng 7 2021

hello ai đang FA kb vs mình nha và mình là con trai

28 tháng 11 2016

Theo ý kiến các bạn thì trong 4 đề sau đề làm sẽ có trong tập làm văn số 3:

1.Cảnh khuya

2.Rằm tháng riêng

3.Người thân

4.Cảm nghĩa về bài ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

=> Ai ai cũng có một mái ấm đầy hạnh phúc, công cha thì to và lớn như núi Thái Sơn còn nghĩa mẹ thì như một nguồn nước quý giá chảy ra, luôn luôn yêu quý mẹ cha, chữ hiếu phải thật tròn mới là bổn phận của con cái. Những câu này cho biết ý nghĩa thiêng liêng của 4 nói này tương đương với 4 câu ca dao :

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

28 tháng 11 2016

có thể là đề 3

Bài 3: Với mỗi câu dơn sau, em hãy dùng cụm C – V để mở rộng câu.a.     Cây hoa lan nở trắng xóa.…………………………………………………………………………………………………………b.     Thật đáng tiếc khi một số bạn trẻ còn ham chơi, sa vào các tệ nạn xã hội.…………………………………………………………………………………………………………c.      Người...
Đọc tiếp

Bài 3: Với mỗi câu dơn sau, em hãy dùng cụm C – V để mở rộng câu.

a.     Cây hoa lan nở trắng xóa.

…………………………………………………………………………………………………………

b.     Thật đáng tiếc khi một số bạn trẻ còn ham chơi, sa vào các tệ nạn xã hội.

…………………………………………………………………………………………………………

c.      Người mẹ ấy không lúc nào nghỉ tay.

………………………………………………………………………………………………………

d.     Món quà này với tôi thật ý nghĩa.

…………………………………………………………………………………………………………

e.      Ngày đi dự triển lãm là một ngày đáng nhớ.

0
7 tháng 12 2021

không được chép mạng

7 tháng 12 2021

Bạn tham khảo nhé:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

Câu chuyện về bốn ngọn nếnTrong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy.  Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành.  Hơn tất cả,...
Đọc tiếp

Câu chuyện về bốn ngọn nến

Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy.  Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng.

Ngọn nến thứ nhất nói : Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.

Ngọn nến thứ hai lên tiếng : Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành.  Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi.

Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?

Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng.  Một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. "Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?" - cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc.

Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng.

Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng.

(Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005)

1.      Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì? Chỉ ra trình tự câu chuyện?

2.      Hãy gạch chân các từ ngữ gắn kết câu chuyện về 4 ngọn nến?

3.      Thử bỏ đi câu chuyện về ngọn nến thứ tư, câu chuyện sẽ như thế nào?

4.      Theo em, thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc là gì? Nó được thể hiện trong câu văn nào?

5.      Từ đó em hiểu thế nào là liên kết trong văn bản? Theo em, liên kết quan trọng như thế nào?

mong mn giúp T_T

0
Phần đọc – hiểu (4 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: “ Cảm ơn mẹ vì luôn bên con      Lúc đau buồn và khi sóng gió                                              Giữa giông tố cuộc đời      Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về              Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên    Mẹ dành hết tuổi xuân vì...
Đọc tiếp

Phần đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

 “ Cảm ơn mẹ vì luôn bên con

      Lúc đau buồn và khi sóng gió

                                              Giữa giông tố cuộc đời

      Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về

              Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

    Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

               Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

                              Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

 Mẹ là ánh sáng của đời con

  Là vầng trăng khi con lạc lối

   Dẫu đi trọn cả một kiếp người

      Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru…

                                             (Trích “Con Nợ Mẹ”- Nguyễn Văn Chung)

Câu 1: Xác định PTBĐ chính của đoạn trích?

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu sau:

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

           Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

                          Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích.    

0
Phần đọc – hiểu (4 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: “ Cảm ơn mẹ vì luôn bên con      Lúc đau buồn và khi sóng gió                                              Giữa giông tố cuộc đời      Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về              Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên    Mẹ dành hết tuổi xuân vì...
Đọc tiếp

Phần đọc – hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

 “ Cảm ơn mẹ vì luôn bên con

      Lúc đau buồn và khi sóng gió

                                              Giữa giông tố cuộc đời

      Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về

              Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

    Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

               Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

                              Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

 Mẹ là ánh sáng của đời con

  Là vầng trăng khi con lạc lối

   Dẫu đi trọn cả một kiếp người

      Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru…

                                             (Trích “Con Nợ Mẹ”- Nguyễn Văn Chung)

Câu 1: Xác định PTBĐ chính của đoạn trích?

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những câu sau:

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

           Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

                          Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích.    

0