Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm
1. Mối ghép bằng ren.
Câu hỏi: Quan sát hình 26.1 SGK em hãy điền dấu ‘x’ vào tên chi tiết của các loại mối ghép ở bảng sau?
Các chi tiết | Mối ghép bu lông | Mối ghép vít cây | Mối ghép đinh vít |
1. Đai ốc 2. Vòng đệm 3. 4. Chi tiết ghép 5. Bu lông 6. Vít cấy 7. Đinh vít |
Trả lời: Chi tiết của các loại mối ghép:
Các chi tiết | Mối ghép bu lông | Mối ghép vít cây | Mối ghép đinh vít |
1. Đai ốc 2. Vòng đệm 3. 4. Chi tiết ghép 5. Bu lông 6. Vít cấy 7. Đinh vít | x x x x | x x x x | x x |
Câu hỏi: Từ hình 26.1 SGK em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của 3 mối ghép bằng cách điền vào chỗ trống ... cho thích hợp?
So sánh | Mối ghép bu lông | Mối ghép vít cấy | Mối ghép đinh vít |
Giống nhau | Chi tiết 3 ghép với chi tiết 4 bằng ... | Chi tiết 3 ghép với chi tiết 4 bằng ... | Chi tiết 3 ghép với chi tiết 4 bằng ... |
Khác nhau | Chi tiết 3 có ... Chi tiết 4 có ... | Chi tiết 3 có ... Chi tiết 4 có ... | Chi tiết 3 có ... Chi tiết 4 có ... |
Trả lời: Sự khác nhau và giống nhau của 3 mối ghép:
So sánh | Mối ghép bu lông | Mối ghép vít cấy | Mối ghép đinh vít |
Giống nhau | Chi tiết 3 ghép với chi tiết 4 bằng mối ghép ren. | Chi tiết 3 ghép với chi tiết 4 bằng mối ghép ren. | Chi tiết 3 ghép với chi tiết 4 bằng mối ghép ren. |
Khác nhau | Chi tiết 3 có lỗ trơn Chi tiết 4 có lỗ trơn | Chi tiết 3 có lỗ ren Chi tiết 4 có lỗ trơn | Chi tiết 3 có lỗ trơn Chi tiết 4 có lỗ ren |
Câu hỏi: Em hãy nêu đặc điểm cơ bản của mối ghép ren?
Trả lời: Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, làm việc bảo đảm an toàn. Lắp ghép được nhiều lần, tuổi thọ cao, giá thành hạ. Vì vậy mối ghép ren được dùng phổ biến nhất.
Câu hỏi: Em hãy kể tên các đồ vật có mối ghép bằng ren mà em thường gặp?
Trả lời: Một số đồ vật có mối ghép bằng ren mà em thường gặp:
- Cổ và nắp lọ mực.
- Bút máy.
- Xe đạp:
+ Cốt líp có ren trong lắp vào moay ơ bánh sau.
+ Trục bàn đạp lắp vào dùi bằng ren,
+ ...
- Tay cầm nồi áp suất lắp vào nồi, tay cầm chảo lắp vào chảo bàng mối ghép ren.
- Nắp pha đèn pin lắp vào thân dèn bằng ren.
2. Mối ghép bằng then và chốt
Câu hỏi: Quan sát hình 26.2 SGK em hãy điền dấu ‘x’ vào tên chi tiết của hai loại mối ghép ở bảng sau?
Các chi tiết | Mối ghép bằng then | Mối ghép bằng chốt |
1. Trục 2. Trục giữa 3. Then 4. Đùi xe 5. Bánh đai 6. Chốt trụ |
Trả lời: Các chi tiết của mối ghép then và chốt:
Các chi tiết | Mối ghép bằng then | Mối ghép bằng chốt |
1. Trục 2. Trục giữa 3. Then 4. Đùi xe 5. Bánh đai 6. Chốt trụ | x x x | x x x |
Câu hỏi: Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để chỉ rõ đặc điểm của mối ghép bằng then, bằng chốt?
A | B |
-Mối ghép bằng then và chốt | Dùng để hãm chuyển động tương đối giữa 2 chi tiết được ghép. |
- Mối ghép bằng chốt | Dùng để truyền chuyển động quay. |
- Mối ghép bằng then | Có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng chịu lực kém. |
Trả lời:
Câu hỏi: Nêu cấu tạo của mối chép bằng ren và ứng dụng của từng loại?
Cần tạo mối ghép ren | Ứng dụng |
1. Mối ghép bu lông, ghép 2 chi tiết bằng: ... | |
2. Mối chép vít cấy, ghép 2 chi tiết bằng: ... | |
3. Mối chép đinh vít, ghép 2 chi tiết bằng: ... |
Trả lời: Cấu tạo và ứng dụng của mối ghép bằng ren:
Cần tạo mối ghép ren | Ứng dụng |
1. Mối ghép bu lông, ghép 2 chi tiết bằng: - Bu lông - Vòng đệm - Đai ốc | - Lắp ô tô, cân cẩu, rô bốt, máy bay trực thăng, ... trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. |
2. Mối ghép vít cấy, ghép 2 chi tiết bằng: - Vít cấy - Vòng đệm - Đai ốc | - Vít cấy ở các nắp ổ đỡ 2 nửa gọi là gu giồng. |
3. Mối ghép đinh vít, ghép 2 chi tiết bằng: - Đinh vít | Cánh quạt bắt bằng đinh vít |
Câu hỏi: Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai mối ghép bằng then và bằng chốt?
So sánh | Mối ghép bằng then | Mối ghép bằng chốt |
Giống nhau | ||
Khác nhau |
Trả lời: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai mối ghép bằng then và bằng chốt?
So sánh | Mối ghép bằng then | Mối ghép bằng chốt |
Giống nhau | - Có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế. - Khả năng chịu lực kém. | - Có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế. - Khả năng chịu lực kém. |
Khác nhau | Then được cài trong rãnh then nằm dọc giữa hai mặt phân cách của hai chi tiết. | Chốt cài trong lỗ xuyên ngang mặt phân cách của chi tiết được ghép |
# Chúc bạn học tốt #
Câu 1:
- Đặc điểm:
+ Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ (hình chỏm cầu hoặc hình nón cụt) được làm bằng kim loại dẻo như nhôm, thép cacbon thấp. Khi ghép thân đinh tán được luồn qua lỗ của các chi tiết được ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ.
- Ứng dụng:
Mối ghép bằng đinh tán thường dùng khi:
+ Vật liệu tấm ghép không được hàn hoặc khó hàn.
+ Mối ghép phải chụi được nhiệt độ cao (như nồi hơi.)
+ Mối ghép phải chụi được lực lớn và chấn động mạnh..
+ Mối ghép bằng đinh tán được ứng dụng trong kết cấu cầu, giàn cần trục ,các dụng cụ sinh hoạt gia đình.
Câu 2:
Đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép và bu lông.
Câu 3:
- Tính chất cơ học: Tính cứng, tính dẻo, tính bền,…
- Tính chất vật lí: Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng,…
- Tính chất hoá học: Tính chịu axít, muối, tính chống ăn mòn,…
- Tính chất công nghệ: Tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt,…
Câu 4:
- Kẹp vật cưa phải đủ chặt.
- Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ.
- Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không dơi vào chân.
- Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi mạnh vào cưa vì mạt cưa dễ bắn vào mắt.
Câu 5:
Cần tạo mối ghép ren | Ứng dụng |
1. Mối ghép bu lông, ghép 2 chi tiết bằng: - Bu lông - Vòng đệm - Đai ốc | - Lắp ô tô, cân cẩu, rô bốt, máy bay trực thăng, ... trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. |
2. Mối ghép vít cấy, ghép 2 chi tiết bằng: - Vít cấy - Vòng đệm - Đai ốc | - Vít cấy ở các nắp ổ đỡ 2 nửa gọi là gu giồng. |
3. Mối ghép đinh vít, ghép 2 chi tiết bằng: - Đinh vít | - Cánh quạt bắt bằng đinh vít |
Câu 6:
Bánh răng 1 có số rưng là Z1, tốc độ quay n1, bánh răng 2 có số răng là Z2, tốc độ quay là n2 thì tỉ số truyền i:
\(i=\frac{n_{bd}}{n_d}=\frac{n_2}{n_1}=\frac{Z_1}{Z_2}\)
\(Hay\)\(n_2=n_1.\frac{Z_1}{Z_2}\)
Câu 7:
Nhiệt năng của than, khí đốt Đun nóng nước Hơi nước Làm quay Tua bin hơi Làm quay Máy phát điện Tạo ra Điện năng
CÂU 8 TRÙNG CÂU 2 NÊN MÌNH KHÔNG LÀM NHA BẠN. LÀM ƠN K MÌNH NHÉ.....
Hình vẽ bị che ô cuối cùng có chữ " điện năng " mong bạn bỏ qua
Ống huỳnh quang gồm có hai bộ phận chính: ống thuỷ tinh và 2 điện cực. ... Ống thủy tinh có chiều dài 0,6m; 1,5m,... Lớp trong có phù bột huỳnh quang. 2 điện cực ở hai ống, mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn được nói với nguồn điện.
CHƯƠNG I. CƠ HỌC.
Chuyên đề 1. Chuyển động trong cơ học.
1. Công thức tính vận tốc :
\(v=\frac{s}{t}\)trong đó : \(v\) là vận tốc ( m/s ).
\(s\) là quãng đường đi ( m ).
\(t\) là thời gian đi hết quãng đường ( s ).
2. Công thức tính vận tốc trung bình:
\(v_{tb}=\frac{s_1+s_2+...+s_n}{t_1+t_2+...+t_n}\)
Chuyên đề 2: Lực và áp suất.
1. Công thức tính áp suất:
\(p=\frac{F}{S}\) trong đó : \(p\) là áp suất ( Pa hay N/m2 ).
\(F\) là áp lực ( N ).
\(s\) là diện tích bị ép ( m2 ).
2. Công thức tính áp suất chất lỏng:
\(p=d.h\) trong đó : \(p\) là áp suất ( Pa hay N/m2 ).
\(d\) là trọng lượng riêng ( N/m³ ).
\(h\) là độ sâu của chất lỏng ( m ).
3. Công thức bình thông nhau:
\(\frac{F}{f}=\frac{S}{s}\) trong đó : \(F\) là lực tác dụng lên tiết diện nhánh thứ nhất ( N ).
\(f\) là lực tác dụng lên tiết diện nhánh thứ 2 ( N ).
\(S\) là tiết diện nhánh thứ nhất ( m2 ).
\(s\) là tiết diện nhánh thứ 2 ( m2 ).
4. Công thức tính trọng lực:
\(P=10.m\) trong đó : \(P\) là trọng lực ( N ).
\(m\) là khối lượng ( kg )
5. Công thức tính khối lượng riêng:
\(D=\frac{m}{V}\) trong đó : D là khối lượng riêng ( kg/m3 ).
V là thể tích ( m3 ).
6. Công thức tính trọng lượng riêng:
\(d=10.D\) trong đó : \(d\) là trọng lượng riêng ( N/m3 )
\(D\)là khối lượng riêng ( kg/m3 ).
Chuyên đề 3: Lực đẩy Acsimet và công cơ học.
1. Công thức về lực đẩy Acsimet:
\(F_A=d.V\) trong đó : \(F_A\): Lực đẩy Acimet ( N ).
\(d\) là trọng lượng riêng ( N/m3 ).
\(V\) là thể tích vật chiếm chỗ ( m3 )
2. Công thức tính công cơ học:
\(A=F.s\) trong đó : \(A\)là công cơ học ( J ).
\(F\)là lực tác dụng vào vật ( N ).
\(s\) là quãng đường vật dịch chuyển ( m ).
Chương 2: Nhiệt học
1. Công thức tính nhiệt lượng:
\(Q=mc\) \(\Delta t^o\)trong đó : \(Q\) là nhiệt lượng ( J ).
\(m\)là khối lượng ( kg ).
\(c\)là nhiệt dung riêng ( J/kg.K ).
\(\Delta t^o\): độ tăng ( giảm ) nhiệt độ của vật ( oC )
2. Phương trình cân bằng nhiệt:
QTỎA = QTHU
3. Công thức nhiệt lương tỏa ra khi đốt nhiên liệu:
\(Q=mp\)trong đó : \(p\) là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu ( J/kg ).
\(m\)là Khối lượng của nhiên liệu ( kg ).
4. Công thức hiệu suất của nhiệt lượng:
\(H=\frac{Q_{ci}}{Q_{tp}}.100\%\) trong đó : \(H\) là hiệu suất toả nhiệt của nhiên liệu ( % ).
\(Q_{ci}\) là nhiệt lượng có ích ( J ).
\(Q_{tp}\) là nhiệt lượng toàn phần ( J ).
#Panda
+ Đồ dùng loại điện quang: Biến đổi điện năng thành quang năng, dùng để chiếu sáng…
+ Đồ dùng loại điện nhiệt: Biến đổi điện năng thành nhiệt năng, dùng để đốt nóng…
+ Đồ dùng loại điện cơ: Biến đổi điện năng thành cơ năng, dùng để dẫn động, quay máy.
- Không cho dòng điện đi qua, điện trở thường rất lớn
- Cần có độ cách điện tốt, bền, không dễ bị hao mòn theo thời gian
- Là những vật liệu phi kim loại
#ko_bt_đúng_hay_sai
#Hk_tốt
#Ngọc's_Ken'z