K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu thơ "không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang" gợi cho em một loạt liên tưởng và cảm nhận về sự phô diễn sự phôi pha của thời gian và sự lãng quên, cũng như về sự tự do và tự nhiên của âm nhạc. Dưới đây là những liên tưởng và cảm nhận của em:

1.Sự phôi pha của thời gian và lãng quên: Câu thơ này khiến em nghĩ đến hình ảnh của một cây cỏ mọc hoang, tự nhiên, không được chăm sóc và không có người quản lý. Tương tự, âm nhạc cũng có thể bị bỏ quên, không ai chăm sóc và truyền đạt nữa. Điều này gợi lên ý nghĩa về sự phôi pha của thời gian và sự lãng quên, khi người ta không còn quan tâm hoặc ghi nhớ đến âm nhạc như trước.

2.Tự do và tự nhiên: Hình ảnh tiếng đàn như cỏ mọc hoang cũng gợi lên ý nghĩa về sự tự do và tự nhiên của âm nhạc. Câu thơ này ám chỉ rằng âm nhạc không phụ thuộc vào sự can thiệp hoặc kiểm soát của con người, mà tự nhiên tồn tại và tự do phát triển theo cách của nó, giống như cỏ mọc hoang tự nhiên trên cánh đồng.

3.Sự thôi thúc sáng tạo và cống hiến: Tuy câu thơ ám chỉ đến sự lãng quên và bỏ quên của âm nhạc, nhưng nó cũng có thể gợi lên ý nghĩa về sự thôi thúc sáng tạo và cống hiến. Tiếng đàn không ai chôn cất có thể tượng trưng cho việc âm nhạc vẫn tồn tại, không bị lãng quên và vẫn có thể tạo ra sự ảnh hưởng và cống hiến cho xã hội, dù không có sự chăm sóc và quan tâm chủ đạo từ con người.

Tóm lại, câu thơ này gợi lên những cảm nhận về sự phôi pha của thời gian và lãng quên, cũng như về sự tự do và tự nhiên của âm nhạc, đồng thời khuyến khích sự thôi thúc sáng tạo và cống hiến từ con người.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Khổ thơ

Các chi tiết thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình

Cảm xúc của chủ thể trữ tình

1

Dây cung nguyệt lạnh, trung thương, trắng nhớ, đàn buồn, đàn lặng

Lạnh lẽo, u buồn

2 + 3

Bóng sáng rung mình, nương tử đã chết, đàn ghê như nước, nhớ Tâm Dương,...

Bồi hồi, run rẩy khi tưởng nhớ những loài hoa nghệ thuật trong quá khứ

4

chiếc đảo, rợn bốn bể, sâu âm nhạc, sao Khuê.

Rợn ngợp, rùng mình khi cảm nhận nỗi cô đơn muôn đời của những tài hoa nghệ thuật.

2 tháng 8 2017

- Điển tích trong bài Khóc Dương Khuê:

+ Giường kia: mượn câu chuyện Trần Phồn đời Hậu Hán có bạn tri kỉ là Tử Trĩ, quý bạn tới mức dành riêng cho bạn một chiếc giường, khi bạn tới chơi hạ xuống, khi về thì treo lên

- Đàn kia: mượn từ ý câu chuyện về tình bạn giữa Bá Nha và Chung Tử Kì. Bá Nha người đàn giỏi, Chung Tử Kì nghe tiếng đàn là hiểu được ý tưởng người đánh đàn. Sau khi Tử Kì chết, Bá Nha treo đàn lên không gảy nữa vì cho rằng không ai hiểu được tiếng đàn của mình

⇒ Hai điển tích tô đậm cho tình bạn giữa mình và Dương Khuê thêm thắm thiết, tri kỉ. Mất bạn, không ai hiểu được lòng mình

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

* Cảm nhận về Nguyễn Du:

- Hai dòng đầu khẳng định, ngợi ca sức lay động mãnh liệt (động đất trời) của thơ Nguyễn Du, tiếng thơ ấy vang vọng lời non nước suốt cả ngàn thu.

- Hai dòng thơ sau khẳng định sức sống vĩnh cửu của thơ ca và tấm lòng của Nguyễn Du, tiếng thơ của ông có tác dụng nuôi lớn tâm hồn và thân thiết như lời ru của mẹ.

* Cảm nhận về tình cảm của tác giả và chủ thể trữ tình dành cho Nguyễn Du:

- Tình cảm của dân tộc với đại thi hào Nguyễn Du là sự tinh thần kế thừa, phát huy giá trị tinh hoa truyền thống gắn với những khái niệm về giá trị to lớn, trường tồn “đất trời”, “non nước”.

- Nhà thơ trân trọng, nể phục những giá trị lớn lao Nguyễn Du để lại. Qua tiếng thơ ấy, người đọc nhận ra nỗi đau và khát vọng của thế hệ trước, để đón nhận trách nhiệm thực hiện lời nhắn nhủ thiêng liêng bảo vệ quyền sống và làm người. Tiếng thơ của Nguyễn Du mãi là điều thân thuộc, ăn sâu vào hồn dân tộc như lời ru của mẹ bao đời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Số phận nàng Tiểu Thanh: Có sắc đẹp, tài năng, có học vấn, thông thạo thi ca nhạc họa nhưng số phận hẩm hiu.

- Tình cảm, thái độ của tác giả: Niềm cảm thông sâu sắc với nhân vật. Đau đớn vì văn chương không có số mệnh mà bị đốt bỏ và thái độ trân trọng những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ.

11 tháng 2 2019

Bài thơ gợi lên từ âm thanh quen thuộc của cuộc sống- tiếng hò quê hương

+ Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa tĩnh lặng, sâu lắng

+ Gợi lên nỗi buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ tâm trạng người tù.

+ Điệu hò gợi nhớ lại làn điệu dân ca xứ Huế mộng mơ, trữ tình

- Đang say sưa hoạt động cách mạng, lại bị bắt giữ, giam cầm trên chính quê hương

+ Ta thêm hiểu cảm giác bức bí mà nhà thơ phải đối mặt

24 tháng 3 2017

- Tác giả có cái nhìn bao quát về cảnh vật khi Chu Mạnh Trinh đến chùa Hương, thể hiện qua câu “Bầu trời cảnh Bụt”

+ Không gian của núi non, sông nước, mây trời

+ Cái thú của việc tới Hương Sơn là sự ao ước của nhiều nhà thơ trong đó có tác giả

+ Cảnh vật thiên nhiên cũng là cảnh tôn giáo

+ Lòng ngưỡng mộ với cảnh Phật là cảm nhận tinh tế của một nhà thơ

+ Giọng thơ khoan thai, nhẹ nhàng như ru, như mời mọc

+ Tâm hồn thi sĩ như bâng khuâng, lảng bảng trong tĩnh tại của tâm linh mà vẫn tỉnh táo lạ thường

⇒ Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp thiên nhiên, cảm hứng tôn giáo với tinh thần yêu nước của quê hương, đất nước qua đó thể hiện sự tài hoa của tác giả

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

“Củi một cành khô lạc mấy dòng”: Một” gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, “cành khô” gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, “lạc” mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên “mấy dòng” nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Cành củi khô đó trôi dạc đi nơi nào, hình ảnh giản dị, không tô vẽ mà sao đầy rợn ngợp, khiến lòng người đọc cảm thấy trống vắng, đơn côi.

29 tháng 8 2018

Câu “Súng giặc đất rền;lòng dân trời tỏ” gợi liên tưởng đến câu thơ “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”. Tiếng súng Tây lần đầu được đưa vào trong văn học. Hai câu thơ đều gợi ra khung cảnh tàn khốc, ác liệt.

Đáp án cần chọn là: D

1. Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết.a) Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc “Kiều”: “Trong như tiếng hạc bay qua / Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”... (Hoàng Phủ Ngọc Tường)b) Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca...
Đọc tiếp

1. Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết.

a) Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc “Kiều”: “Trong như tiếng hạc bay qua / Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”... (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

b) Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

c) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! (Nguyễn Công Hoan)

1

Nghĩa của từ "già" trong các câu:

a. Ở từ lâu trong một nghề, một trạng thái nói chung.

b. Nhiều tuổi, đã sống từ lâu qua nhiều năm

c. Dôi ra, trên một mức độ nào đó.

Từ "già" có thể sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau: 

Nếu là tính từ có thể hiểu là:

- Nhiều tuổi, đã sống từ lâu, đã đi đến giai đoạn cuối của một chu kỳ sinh học.Mang tính chất bên ngoài, hình thức của người đã sống từ lâu dù bản thân chưa nhiều tuổi.

- Ở từ lâu trong một nghề, một trạng thái nói chung.

- Nói hoa lợi để quá mức mới thu hoạch hoặc chưa thu

- Trên mức trung bình, mức vừa dùng, mức hợp lý.

- Nếu là đại từ, có thể hiểu là: Từ thân mật người có tuổi tự xưng hoặc người chưa già gọi người có tuổi.