Thành ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương:

1. Hai thành ngữ "xanh như lá" và "bạc như vôi" trong bài Mời trầu  được sử dụng qua câu thơ " Đừng xanh như lá, bạc như vôi "

2. Bài Làm lẽ sử dụng 3 thành ngữ là: "Năm thì mười họa", "Cố đấm ăn xôi", "Cầm bằng làm mướn" qua các câu thơ: "Năm thì mười họa hay chăng chớ", "Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm", "Cầm bằng làm mướn, mướn không công"

3. Bài Khóc Tổng Cóc có hai câu thành ngữ là "nòng nọc đứt đuôi" và "chuột dấu bôi vôi" được áp dụng trong hai câu thơ “Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé / Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi”

4. Thành ngữ "tài tử giai nhân" trong bài Tự tình thể hiện qua câu thơ "Tài tử giai nhân ai đó tá?"

5. Thành ngữ "mỏi gối chồn chân" trong bài Đèo Ba Dội thể hiện qua câu thơ "Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo"

6.Thành ngữ "bán lợi mua danh" trong bài Chơi chợ chùa Thầy thể hiện qua câu thơ "Bán lợi mua danh nào những kẻ"

Thành ngữ trong bài thơ Tiếng Việt của nhà thơ Lưu Quang Vũ

1. Thành ngữ "chân trời góc biển" thể hiện qua câu thơ: Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển

2. Thành ngữ "muối mặn gừng cay" thể hiện qua câu thơ: Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót

Thành ngữ trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương:

1. Thành ngữ "Một duyên hai nợ" thể hiện qua câu thơ "Một duyên hai nợ âu đành phận" 

2. Thành ngữ "Năm nắng mười mưa" thể hiện qua câu thơ "Năm nắng mười mưa dám quản công"

Thành ngữ "Ao sâu nước cả" trong bài Bạn đến chơi nhà của nhà thơ Nguyễn Khuyến thể hiện qua câu thơ: Ao sâu nước cả, khôn chài cá.

Thành ngữ trong bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc của Bác Hồ

1. Thành ngữ "Chim kêu vượn hót" thể hiện qua câu thơ  "Vượn hót chim kêu suốt cả ngày".

2. Thành ngữ "non xanh, nước biếc" thể hiện qua câu thơ "Non xanh,nước biếc tha hồ dạo"

Thành ngữ trong bài thơ Đồng Chí của nhà thơ Chính Hữu

1. Thành ngữ “Nước mặn đồng chua” thể hiện qua câu thơ "Quê hương anh nước mặn, đồng chua"

2. Thành ngữ “Đất cày lên sỏi đá” thể hiện qua câu thơ "Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"

Thành ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

1.  Thành ngữ : "Trông thấy nhãn tiền", "thăm ván bán thuyền" thể hiện qua câu thơ "Làm cho trông thấy nhãn tiền /
Cho người thăm ván bán thuyền biết tay"

2. Thành ngữ:  "không khảo mà xưng", "rút dây động rừng" thể hiện qua các câu thơ "Nào ai có khảo mà mình lại xưng / Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi"

3.Thành ngữ  như "mạt cưa mướp đắng" trong "Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường"

4.Thành ngữ  "một cốt, một đồng" trong "Lạ gì một cốt một đồng xưa nay"

5. Thành ngữ "cá chậu, chim lồng" trong "Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi"

6. Thành ngữ "một hội, một thuyền" trong "Cùng người một hội một thuyền đâu xa"

7. Thành ngữ "ăn xổi, ở thì" trong "Phải điều ăn xổi, ở thì"…