01. Truyền Thuyết về Ông Kẹ Ở làng quê Việt Nam, ông Kẹ không chỉ là một hình tượng hù dọa vô nghĩa. Ông Kẹ, ông Ba Bị hay Ngáo Ộp là hình tượng đáng sợ về một người đàn ông bí ẩn (nhiều nơi cho đó là một người phụ nữ, gọi là Mẹ Mìn) hay xuất hiện trong đêm khuya, ẩn nấp ở các góc đường tối, vắng vẻ chực chờ những đứa trẻ bước ra ngoài để “bắt” chúng đi. Dân gian đồn rằng: Thân hình ông ta to lớn, đen đúa, khoác chiếc áo choàng rách rưới, mang theo những chiếc bị lớn để trùm và buộc chặt những “chiến lợi phẩm” bắt được. Gương mặt già nua chảy xệ, đôi mắt ông đỏ ngầu như những đốm lửa nhỏ, soi rọi từng ngóc ngách.Những ngôi nhà ma hoang phế bị bỏ trống là nơi ông Kẹ trú ngụ. Người ta còn bảo: Ông Kẹ là hiện thân của những nỗi sợ mơ hồ trong tâm thức con người, ông ta nắm bắt điều đó và sẽ hiện diện dưới hình dạng thứ bạn sợ nhất để “nạn nhân” hú vía mà bắt hồn, thứ khiến ông ta tồn tại chính là nỗi sợ. Khi đêm về, nếu có tiếng bước chân lẻn vào sân hay tiếng cọt kẹt của cửa sổ, đó có thể là dấu hiệu của ông Kẹ đang “rình rập.” 02. Nguồn Gốc Ông Kẹ Việt Nam: Hình tượng ông Ba Bị ở Việt Nam có thể được thêu dệt từ một câu chuyện có thật trong lịch sử. Vào thế kỷ 17, vùng ven biển miền Trung nước ta từng gặp nạn bắt cóc trẻ em. Những kẻ thủ ác, thường đi thành nhóm sáu người, vác những chiếc túi lớn để bắt trẻ. Người ta gọi những chiếc túi ấy là “Ba Bị” – và vì nhóm sáu người này mang ba chiếc bị có ba quai, họ được gọi là "chín quai, mười hai con mắt." Từ đó, hình ảnh ông Ba Bị được khắc sâu vào tâm trí người dân như bóng hình đen tối, chuyên bắt trẻ em từ làng chài và đem ra biển. Nhưng câu chuyện còn thêm phần kỳ bí khi “ông Ba Bị” cũng là biệt danh của một vị quan thanh liêm trong lịch sử – ông Phạm Đăng Hưng, ông ngoại của vua Tự Đức. Ông Phạm Đăng Hưng được dân gian kính trọng vì lòng thương dân, thường mang ba chiếc bị đựng lương thực đi khắp nơi cứu đói. Tuy nhiên, qua thời gian, hình ảnh ông Ba Bị của lịch sử dần phai mờ và bị biến thành hình tượng bóng ma bắt cóc đáng sợ, trở thành nỗi khiếp đảm răn dạy trẻ em. Kiểu ngày nay các bà các mẹ đang đút con ăn, sơ hở thấy mặt mình là “ăn lẹ đi, không chú/ cô đó bắt đi bây giờ”, “mày không ăn chú/ cô đó ăn hết”, ờ dzui. 03. Phiên Bản Ông Kẹ trên Thế Giới: Ông Kẹ không chỉ có ở Việt Nam. Trên thế giới, các nhân vật kinh dị tương tự cũng khiến người nghe phải rùng mình, sau đây là một số ví dụ. - El Coco từ Tây Ban Nha: một sinh vật rình rập, bò trên mái nhà, chờ đợi những đứa trẻ không chịu ngủ để bắt chúng đi. Người ta bảo, El Coco thích nằm sấp dưới giường hoặc núp ngoài cửa sổ phòng, nhìn vào để dọa nạt những đứa trẻ mất ngủ. - Baba Yaga ở Nga: Một bà già sống trong căn nhà trên chân gà, chuyên dụ dỗ những đứa trẻ lạc vào rừng. Baba Yaga ăn thịt đứa trẻ nào không ngoan, và sẽ bỏ mặc những ai biết vâng lời. - Slenderman ở Mỹ: Một bóng đen cao gầy, không có khuôn mặt. Truyền thuyết kể rằng Slenderman thường xuất hiện trong rừng rậm, rình rập đợi những đứa trẻ dám vào sâu trong rừng, dụ dỗ chúng đi mãi mãi không trở về. - Hachishakusama tại Nhật Bản: Hachishakusama cao 2,5 mét, luôn phát ra tiếng “Po… Po…” kỳ dị. Bất cứ đứa trẻ nào nghe thấy âm thanh này đều phải thực hiện nghi lễ đặc biệt để tránh khỏi việc bị bắt đi mãi mãi. - Ông Kẹ Ngoài Đời Thực – Si Ouey Sae-urng Ở Thái Lan Ở Thái Lan, nhân vật ông Kẹ đã từng tồn tại ngoài đời thực. Si Ouey Sae-urng là tên của một kẻ sát nhân, khét tiếng với tội danh bắt cóc và ăn thịt trẻ nhỏ. Hắn bị bắt và thi thể của hắn được trưng bày như một lời cảnh báo về tội ác. Nhiều thế hệ trẻ Thái Lan được cảnh báo đừng bao giờ dại dột vào khu trưng bày xác ướp hắn ta để tránh mang về nỗi ám ảnh cả đời. Người ta kể lại những ngôi nhà ma hoang phế bị bỏ trống là nơi ông Kẹ trú ngụ, hoặc đôi khi ông là một bóng hình vô hình hòa vào bóng tối của những con đường đêm. Cứ mỗi khi đến mùa Halloween, câu chuyện về ông Kẹ lại trở thành nỗi ám ảnh sống động, khiến người ta không dám đi ra ngoài khi trời đã khuya. 04. Bài học “Đi Đêm Có Ngày Gặp Ma” – Đằng sau những lời răn dạy của ông bà xưa: Lời răn dạy của ông bà xưa không chỉ là câu nói suông, mà chứa đựng cả niềm tin và cảnh báo. Trong văn hóa Việt, “đi đêm có ngày gặp ma” mang nghĩa bóng, nhắc nhở người đời không nên làm điều sai trái, vì hậu quả sẽ đến như cái cách ma quỷ chờ đợi trong bóng tối. Trẻ em được dạy rằng nếu chúng không nghe lời, đi lang thang ban đêm hay không tuân theo lời cha mẹ, sẽ có ông Kẹ đến để "dạy cho chúng biết lỗi." Mỗi câu chuyện về ông Kẹ đều là lời nhắc nhở sâu sắc rằng, trẻ em cần phải vâng lời, người lớn cần phải cảnh giác và sống có đạo đức. Hình ảnh đáng sợ của ông Kẹ đã trở thành công cụ để bảo vệ con trẻ, để chúng luôn cảm thấy có một ranh giới không nên vượt qua. Đây không chỉ là bóng ma hù dọa mà còn là biểu tượng của những quy tắc ngầm, của sự cẩn trọng mà ông bà muốn truyền lại cho các thế hệ sau. Vậy đêm nay, nếu bạn nghe tiếng gió rít qua cửa sổ, những tiếng chân lạ… hãy cẩn trọng, vì có thể ông Kẹ ngay sau lưng bạn 👁️👁️
Nguyễn Hoàng Tuệ Nhi- Truyện kể lúc nửa đêm
AD
Ẩn danh
31 tháng 10 lúc 21:03
-
0
Bài viết liên quan:
- Nguyễn Thị Minh Nguyệt - THỬ THÁCH VĂN CHƯƠNG - Truyện kể lúc nửa đêm
- Yummi young - THỬ THÁCH VĂN CHƯƠNG - Truyện kể lúc nửa đêm
- Ngô Khoa - THỬ THÁCH VĂN CHƯƠNG - Truyện kể lúc nửa đêm
- Hoàng Minh Ngọc - THỬ THÁCH VĂN CHƯƠNG - Truyện kể lúc nửa đêm
- Phạm Thị Yến nhi - THỬ THÁCH VĂN CHƯƠNG - Truyện kể lúc nửa đêm
Tin nổi bật
Tập huấn miễn phí ra đề kiểm tra và chấm phiếu trắc nghiệm dành cho giáo viên khối THCS
OLM tổ chức buổi tập huấn “Hướng dẫn ra đề kiểm tra theo ma trận từ ngân hàng câu hỏi và chấm phiếu trắc nghiệm dành cho giáo viên khối THCS”
30 tháng 10 lúc 15:27
Thi thử và xem hướng dẫn giải chi tiết đề tham khảo 12 môn thi Tốt nghiệp THPT 2025
OLM đã nhanh chóng số hóa toàn bộ đề, cung cấp đầy đủ đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Mục tiêu là tạo điều kiện giúp giáo viên và học sinh thi thử, nhận được hướng dẫn giải chi tiết, từ đó hiểu rõ hơn về cấu trúc, nội dung cũng như cách thức ra đề.
22 tháng 10 lúc 16:58
Tập huấn ra đề kiểm tra và chấm phiếu trắc nghiệm dành cho giáo viên khối THPT
Năm 2025 là năm đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ngày 18/10/2024 Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố đề thi tham khảo với nội dung bám sát Chương trình GDPT 2018.
21 tháng 10 lúc 15:11
📢 Ngày cuối nhận ưu đãi Bộ đề kiểm tra giữa kỳ I
Chỉ còn duy nhất hôm nay để nhận khuyến mãi lớn từ OLM: MUA 1 TẶNG 1 nhân dịp ra mắt bộ đề kiểm tra giữa kỳ I.
16 tháng 10 lúc 9:04
📣 Phát động cuộc thi vẽ "Người phụ nữ em yêu" - Chào mừng ngày 20/10
OLM phát động cuộc thi vẽ tranh “Người phụ nữ em yêu” dành cho học sinh trên khắp cả nước. Cuộc thi nhằm khuyến khích các em sáng tạo nghệ thuật và bày tỏ tình yêu thương gửi tới bà, mẹ và những người phụ nữ em yêu.
13 tháng 10 lúc 19:05
️📝 Bứt phá điểm 10 - OLM giới thiệu Bộ đề ôn tập kiểm tra giữa kỳ I năm học 2024 - 2025
Bộ đề ôn tập kiểm tra giữa kỳ I năm học 2024 - 2025 giúp học sinh ôn luyện hiệu quả, đạt điểm cao.
9 tháng 10 lúc 9:46
Trường THPT Yên Dũng Số 1: Bứt phá trong giáo dục hiện đại với nền tảng OLM
Chiều ngày 18/9/2024, Trường THPT Yên Dũng số 1 đã tổ chức buổi tập huấn về chủ đề sử dụng nền tảng giáo dục số OLM nhằm trang bị cho thầy cô nhà trường những kỹ năng cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong thời kỳ chuyển đổi số.
19 tháng 9 lúc 15:18
Giới thiệu app OLM PHỤ HUYNH dùng cho liên lạc điện tử
App OLM Phụ huynh giúp việc trao đổi thông tin giữa thầy cô và cha mẹ học sinh trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.
11 tháng 9 lúc 15:44
OLM cung cấp gói bài giảng PPT cho thầy cô trong năm học mới
Chào năm học mới OLM cung cấp gói bài giảng PPT cho thầy cô
11 tháng 9 lúc 10:43
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong giáo dục
Trước thềm năm học mới 2024-2025, nhiều trường học đang gấp rút chuẩn bị cơ sở hạ tầng, nền tảng và nhân sự để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số giáo dục.
30 tháng 8 lúc 9:30