Hờn căm bao lũ tham tàn phát xít
Dấn bước ra đi Kim Đồng lên chiến khu
Kim Đồng, quê hương Việt Bắc xa mù
Kim Đồng, thay cha rửa mối quốc thù
Anh Kim Đồng ơi! Anh Kim Đồng ơi!
Tuy anh xa rồi, tuy anh xa rồi
Gương anh sáng ngời, gương anh sáng ngời - Đội ta cố noi.
Bao phen giao thông trong rừng
Gian lao nguy nan muôn trùng
Xung phong theo gương anh hùng
Đùng đùng đùng đoàng đoàng đoàng - Anh vẫn đi.
Anh luôn luôn tiến quyết tiến
Đi theo dò quân xâm lăng
Anh xông pha chốn khắp chốn
Đi tuyên truyền trong nhân dân
Kim Đồng - Tên anh muôn thuở không mờ
Kim Đồng - Tên anh lừng lẫy chiến khu.
Qua bài thơ, nó đã gợi nhớ cho chúng ta về người anh hùng nhỏ tuổi đã hi sinh anh dũng trong thời kì kháng chiến chống chống thực dân Pháp để dành lại cho nước nhà nền độc lập, hoà bình. Đó là một trong năm đội viên đầu tiên của “ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH”. Trong đó bao gồm: Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh, Thanh Thủy, Thủy Tiên. Nhưng trong số đó, người đội viên luôn gương mẫu và dũng cảm đã chịu hi sinh thân mình để bảo vệ cách mạng để lại cho người đời ghi nhớ sự hi sinh bất khuất của Kim Đồng đã trở thành nguồn cảm hứng cho những thế hệ đội viên mai sau để góp phần xây dưng một đất nước tự chủ, độc lập sao cho xứng đáng với điều đó.
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dèn. Cậu là một người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là Đội trưởng đầu tiên của Đội Thiếu niên nhi đồng cứu quốc làng Nà Mạ, tham gia cách mạng từ nhỏ. Với lòng gan dạ, dũng cảm, tấm gương hy sinh anh dũng của Kim Đồng đã được ghi vào lịch sử của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Cha của Kim Đồng, người làng Nà Mạ, tên là Nông Văn Ý. Nhưng không may, trong lần về quê vợ ở Kép Ké(Nà Sác) bị nạn, chết không biết rõ nguyên nhân. Mẹ Kim Đồng tên là Lân Thị He, quê làng Kép Ké, sinh năm 1890. Bà là người phụ nữ hết lòng vì chồng con. Bà rất giỏi nghề dệt và làm giấy bản, là hội viên Hội phụ nữ cứu quốc. Kim Đồng hình thành một số tính cách rất giống người lớn như: Quyết đoán, năng động, không ngại khó, dũng cảm,.... Vì từ khi Kim Đồng còn nhỏ thì thì sức khoẻ mẹ cậu rất yếu nên bao nhiêu việc người lớn thì cậu phải làm hết. Gia đình cậu dù rất nghèo nhưng lại có năm người con. Cả hai chị gái đều lấy chồng trong làng. Chị cả tên là Nông Thị Nhằm, lấy chồng trong làng tên là Lý Văn Kinh. Nhà anh là nơi hội họp,đón tiếp,bảo vệ cán bộ cách mạng. Nhưng còn người anh trai của Kim Đồng sớm tham gia cách mạng nên đã hi sinh. Còn cô em út thì có lần qua suối bị trượt chân ngã, chết đuối. Qua đó, ta thấy dù gia đình Kim Đồng rất khó khăn nhưng vẫn luôn hết lòng vì cách mạng.
Kim Đồng đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn 14 tuổi.
Qua sự hi sinh của anh Kim Đồng cho thấy người anh hùng nhỏ tuổi đã giữ được truyền thống cách mạng của gia đình để chúng ta có được nền độc lập, tự do như ngày hôm nay. Do đó,tháng 7 năm 1997, anh được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Đó là một danh hiệu cao quý nhất của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Tôi tự hào về Kim Đồng vì anh là một người đã truyền cảm hứng cho những thế hệ đội viên ngày nay noi gương và học tập để có thể cố gắng xây dưng và phát triển đất nước Việt Nam độc lập có một tương lai tươi sáng hơn.
Bình luận (0)