a (m/s): vận tốc cano đỏ
b (m/s): vận tốc cano xanh
S (m): chiều dài sông (điều kiện: a,b,S>0)
Lần gặp đầu tiên:
Cano đỏ đi trong: t1=\(\dfrac{S-650}{a}\) (s)
Cano xanh đi trong: t1=\(\dfrac{650}{b}\) (s)
⇒ \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{S-650}{650}\) (*)
Lần gặp đầu tiên đến lúc gặp lần hai:
Cano đỏ đi trong: t2=\(\dfrac{650+\left(S-150\right)}{a}=\dfrac{S+500}{a}\) (s)
Cano xanh đi trong: t2=\(\dfrac{\left(S-650\right)+150}{b}=\dfrac{S-500}{b}\) (s)
⇒ \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{S+500}{S-500}\) (**)
Từ (*) và (**) suy ra: \(\dfrac{S-650}{650}=\dfrac{S+500}{S-500}\).
⇒ \(S^2-1800S=0\)
⇒ \(\left[{}\begin{matrix}S=0\\S=1800\end{matrix}\right.\). Vì S>0
=> S=1800 (m)
Vậy chiều dài con sông là 1800 m.