Nguyễn Gia Hân
27 tháng 1 2023
Nguyễn Gia Hân - Thời trang giới trẻ hiện nay
Nguyễn Gia Hân tham dự cuộc thi - Bài văn số 256
Nguyễn Gia Hân tham dự cuộc thi - Bài văn số 256
Kudo Shinichi tham dự cuộc thi - Bài văn số 256
Nguyễn Quỳnh Chi tham dự cuộc thi - Bài văn số 256
“Văn hoá còn thì dân tộc còn”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đoàn Trần Quỳnh Hương tham dự cuộc thi - Bài văn số 256
Yahasa Korino tham dự cuộc thi - Bài văn số 256
Lê Thị Ngọc Bích tham dự cuộc thi - Bài văn số 256
Đào An Tuệ Minh tham dự cuộc thi - Bài văn số 256
trần bảo ngân tham dự cuộc thi - Bài văn số 256 Đối với phụ huynh, “cạnh tranh” là một từ ít dùng với trẻ vì họ cho rằng từ ngữ này sẽ gây ra những áp lực, căng thẳng và khiến trẻ cảm thấy thất vọng. Để bảo vệ trẻ trong vòng an toàn, giúp con tránh khỏi sự thất vọng và các tình huống cạnh tranh, nhiều bố mẹ cố khen ngợi hoặc xoa dịu con để con có suy nghĩ mình luôn là người chiến thắng. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục kỹ năng sống trẻ em lại chỉ ra rằng: “Cạnh tranh giúp trẻ em học được rằng không phải lúc nào mình cũng là người giỏi nhất hay thông minh nhất là người thành công mà sự chăm chỉ, bền bỉ và ý chí quyết tâm cũng đóng vai trò quan trọng trên con đường của sự thành công”. Khi thực hiện đúng cách, cạnh tranh có thể giúp con bạn học được các kỹ năng mà trẻ có thể sử dụng trong suốt cuộc đời. Những canh tranh phù hợp cũng giúp trẻ có được những kỹ năng sống trẻ em quan trọng thông qua việc tương tác với những đứa trẻ khác, đồng thời học được giá trị của sự chăm chỉ và phát triển lòng tự trọng và năng lực bản thân. Nhiều trò chơi hợp tác dạy trẻ em giải quyết vấn đề như một đội và giúp các con học các kỹ năng làm việc vì lợi chung của cả nhóm. Khi con trẻ tham gia vào một cuộc thi với những cạnh tranh lành mạnh, trẻ có thể: Yêu cầu chơi lại hoặc tham gia hoạt động lần nữa Có thể chấp nhận việc thắng và thua một cách văn minh Học thêm các kỹ năng sống trẻ em mới tốt hơn và muốn cải thiện bản thân Nâng cao lòng tự trọng Nếu con tham gia vào một cuộc cạnh tranh không lành mạnh, trẻ có thể: Giả vờ ốm, bệnh để tránh hoạt động Lảng tránh những yêu cầu, đề nghị Nói thẳng ra con không muốn tham gia Có dấu hiệu trầm cảm, lo lắng, khó ngủ hoặc mất cảm giác ngon miệng Vậy làm thế nào để khuyến khích những cạnh tranh lành mạnh? Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng thành tích không chỉ là chiến thắng hoạt động, mà là biết cách đặt mục tiêu và quyết tâm hoàn thành. Cố gắng để hỗ trợ con vượt qua các thử thách và thường xuyên cũng cố thông điệp rằng không có gì bị mất miễn là trẻ biết nỗ lực và học hỏi từ kinh nghiệm. Bố mẹ cũng cần biết rõ một phần của việc phát triển cạnh tranh lành mạnh là trẻ em học được rằng đối thủ quan trọng nhất của con chính là bản thân mình. Khuyến khích trẻ cạnh tranh lành mạnh để trẻ biết nỗ lực và học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống trẻ em. Trẻ em ở độ tuổi đi học thường có những cạnh tranh tự nhiên. Có những trẻ bị ám ảnh bởi chiến thắng. Bất kể chúng ta làm gì – thể thao, trò chơi trên bàn, thậm chí là mặc quần áo vào buổi sáng, điều khiến những đứa trẻ này hạnh phúc chính là có được cảm giác “Tôi thắng!”. Tại sao nhiều bạn nhỏ lại biến mọi thứ trở thành một cuộc thi? Trẻ đang trong thời kỳ phát triển các kỹ năng thể chất mới và khả năng phân tích như học cách suy nghĩ trước một ván cờ vua. Do đó, việc thể hiện sự hiếu thắng là điều tự nhiên ở trẻ. Đồng thời, trẻ cũng quan tâm đến những gì người khác có thể làm và so sánh những bạn có nhiều sao thưởng hơn khi làm bài tập về nhà hoặc ai ghi được nhiều bàn thắng hơn trong trận đấu… vì trẻ biết rằng chiến thắng mang lại phần thưởng và thua thì không. Tính cách của con bạn có liên quan ít nhiều đến cách bé tiếp cận cạnh tranh. Tính cách của con bạn có liên quan nhiều đến cách bé tiếp cận cạnh tranh – một số trẻ phát triển mạnh trong khi những bạn khác thì né tránh. Nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là thái độ và phương pháp nuôi dạy, rèn luyện kỹ năng sống trẻ em của bố mẹ, thầy cô và những người xung quanh. Trẻ sẽ quan sát cách người lớn phản ứng với chiến thắng và thất bại của mình. Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi con bạn trượt một kỳ thi hoặc bạn liên tục so sánh kết quả học tập của con với những đứa trẻ khác sẽ khiến con bạn cảm thấy mình chỉ nhận được sự chấp thuận của bạn bằng cách tốt hơn và chiến thắng mọi người khác. Kết quả của áp lực này là một đứa trẻ cố gắng giành chiến thắng bằng mọi giá hoặc trẻ sẽ từ bỏ mọi cố gắng. Giúp con bạn hiểu rằng chiến thắng không phải tất cả bằng cách nhấn mạnh mục tiêu thực sự chỉ đơn giản là làm hết sức mình. Thay vì nói “Con làm được không?” hoặc “Kết quả của con là gì?” hãy hỏi “Con có vui không?” hay “Con học được điều gì?”. Khen ngợi những nỗ lực chứ không phải kết quả và hãy cụ thể trong các bình luận của bạn. Đối với những bạn nhỏ hiếu thắng, hãy cải thiện thái độ này của bé hàng ngày. Đối với những người bạn nhỏ hiếu thắng, bố mẹ có thể sử dụng một số cách để cải thiện thái độ này: Chơi đúng luật Hãy sử dụng những trò chơi để dạy con trẻ về cách chấp nhận thắng thua một cách văn minh. Đừng để trẻ bẻ cong các quy tắc khi trò chơi đang diễn ra. Hãy thống nhất những nguyên tắc chơi một cách công bằng trước khi trò chơi bắt đầu. Đặt mục tiêu Khuyến khích con bạn cạnh tranh với chính mình, không phải người khác. Hỏi trẻ có thể ném được bao nhiêu quả bóng trong thời gian 1 phút hoặc gấp được bao nhiêu chiếc áo liên tiếp. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy hài lòng khi thấy sự tiến bộ qua từng lần và có thể kiềm chế được cảm xúc khi phải chống lại những người bạn khác. Chuyển hoạt động Nếu con bạn giành chiến thắng quá căng thẳng hoặc hơn thua, hãy tìm các hoạt động nhấn mạnh đến việc xây dựng kỹ năng sống trẻ em hơn là ghi điểm như võ thuật, khiêu vũ, đi xe đạp,… Không có cạnh tranh sẽ không thể có sự phát triển và tiến bộ. Tuy nhiên, bố mẹ hãy rèn luyện để trẻ biết cạnh tranh lành mạnh và biết nỗ lực vươn lên và quan trọng nhất là không bị nản lòng khi gặp thất bại.
Trịnh Đức Phong tham dự cuộc thi - Bài văn số 256