Giới thiệu

Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên 3,356 ha với 1211 hộ dân với trên 5704 nhân khẩu được phân bố thành 13 bản với 03 dân tộc cùng sinh sống (Dân tộc Thái chiến 80%; dân tộc Mông chiếm 17 %, dân tộc Kinh chiến 3%). Nhân dân xã Mường Lầm sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, kinh tế còn ở mức thấp 10/13 bản thuộc diện khó khăn. 100% dân số ở các bản sống bằng nghề trồng lúa và các cây ngắn ngày nên tỷ lệ đói nghèo còn ở mức khá cao.

Ngày 01/9/2018 trường Tiểu học Mường Lầm; Trường THCS Mường Lầm được sáp nhập thành một trường mang tên trường Tiểu học và THCS Mường Lầm (theo Quyết định số 2286/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân huyện Sông Mã). Trước sáp nhập trường THCS Mường Lầm được UBND tỉnh Sơn La công nhận trường trung học đạt chuẩn Quốc gia thời điểm tháng 7 năm 2014 (theo Quyết định số 1748/QĐ-UBND ngày 14/7/2014 của UBND tỉnh Sơn La).

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo Sông Mã, sự lãnh đạo của Đảng uỷ, sự chỉ đạo của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã Mường Lầm, sự giúp đỡ, động viên ủng hộ nhiệt tình của các ban ngành, đoàn thể, hội phụ huynh học sinh. Do vậy cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, hoạt động giáo dục của nhà trường ngày một nâng lên và khang trang đảm bảo điều kiện đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

Tổng số lớp: 33 lớp với tổng số 1052 học sinh. Trong đó cấp tiểu học: 21 lớp với 577 học sinh; cấp THCS: 12 lớp với 475 học sinh.

Nhà trường có tổ chức Chi bộ Đảng gồm 38 đảng viên, các giáo viên 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, chuyên môn nghiệp vụ đạt từ khá, giỏi trở lên. Chất lượng học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Phụ huynh học sinh phần đa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về “Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và đào tạo” nhà trường luôn quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tích cực tăng cường ng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá đối với học sinh. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Cơ sở vật chất nhà trường được quy hoạch gọn gàng, có đủ tường bao, cổng trường, biển trường theo quy định. Cảnh quan nhà trường đảm bảo xanh, sạch, đẹp, có đủ phòng học cho các lớp học, phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh của nhà trường, các lớp được trang trí phù hợp, đảm bảo tính sư phạm.