Nội dung tài liệu
TÍNH CHẤT PHÂN PHỐI CỦA PHÉP NHÂN ĐỐI VỚI PHÉP CỘNG
Bài toán: Một đội đồng diễn có 3 hàng mặc áo đỏ và 2 hàng mặc áo vàng, mỗi hàng đều có 15 người. Hỏi đội đồng diễn có tất cả bao nhiêu người?
Cách 1: Tính tổng số hàng trước, rồi tính số người ở các hàng đó.
15 × (3 + 2) = 15 × 5 = 75 (người)
Cách 2: Tính riêng số người mặc áo đỏ, số người mặc áo vàng rồi cộng lại.
15 × 3 + 15 × 2 = 45 + 30 = 75 (người)
15 × (3 + 2) = 15 × 3 + 15 × 2
Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau.
a × (b + c) = a × b + a × c
Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.(a + b) × c = a × c + b × c
Mở rộng: (a - b) × c = a × c - b × c
c × (a - b) = c × a - c × b
Bài giảng giúp học sinh:
- Nắm được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
- Áp dụng tính chất phân phối vào tính toán.