Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
CHƯƠNG 3. THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM
BÀI 9. THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM
Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 5 tiết
1. Về kiến thức
- Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
- Trình bày được đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính.
- Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản..
- Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
+Trình bày được đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính.
+ Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
+ Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản..
+ Chứng minh tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr131-133.
+ Sử dụng bản đồ hình 9.3 tr132 để nhận xét đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu về tài nguyên đất ở địa phương nơi em sinh sống và viết báo cáo ngắn về nhóm đất chủ yếu ở địa phương và giá trị sử dụng.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức bảo vệ tài nguyên đất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí VN.
- Hình 9.1. Đồi chè Mộc Châu, Sơn La; hình 9.2. Vườn cà phê Krông Búk, Đăk, Lăk, hình 9.3. Bản đồ các nhóm đất chính ở VN, hình 9.4. Cánh đồng lúa ở Vũ Thư, Thái Bình; hình 9.5. Trang trại nuôi tôm ở Kiên Lương, Kiên Giang; hình 9.6. Xói mòn ở khu vực miền núi phía Bắc, hình 9.7. Đất trống, đồi núi trọc ở Tây Nguyên phóng to.
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat Địa lí VN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV cho HS nghe lời bài hát “Hành trình trên đất phù sa” do nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác.
c. Sản phẩm: HS đoán được tên bài hát “Hành trình trên đất phù sa” và vùng, miền được nói đến do GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV cho HS nghe lời bài hát bài hát “Hành trình trên đất phù sa” do nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác.
“Chim tung bay hót vang trong bình minh
Chân cô đơn, áo phong sương hành trình
Từ Long An, Mộc Hoá, Mỹ Tho xuôi về Gò Công
Tiền Giang ngút ngàn như một tấm thảm lúa vàng
Thương em tôi áo đơn sơ bà ba
Trên lưng trâu nước da nâu mặn mà
Hò hò ơi, cây lúa tốt tươi, thêm mùi phù sa
Đẹp duyên Tháp Mười, quên đời tảo tần vui cười
Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngay
Ai ăn rồi nhớ mãi miền Tây
Ngồ ngộ ghê, gái miền Tây má hây hây
Với các cô đời bao thế hệ
Phù sa ơi đậm tình hương quê
Qua Long Xuyên đến Vĩnh Long, Trà Vinh
Sông quê tôi thắm trong tim đậm tình
Phù sa ơi, ngây ngất bước chân, tôi về không nỡ
Ở cũng chẳng đành, quê miền đất ngọt an lành
Quê hương tôi vẫn bên sông Cửu Long
Dân quê tôi sống quanh năm bên ruộng đồng
Từ ngàn xưa, cây lúa đã nuôi dân mình no ấm
Phù sa mát ngọt như dòng sữa mẹ muôn đời
Đêm trăng thanh chiếu trên sông Cần Thơ
Vang xa xa thoáng câu ca hò lờ
Về Tây Đô nhớ ghé Sóc Trăng nghe điệu lâm thôn
Dù kê hát đình nhưng tình cảm gần như mình
Nắng sớm về trái chín thật mau
Cơn mưa chiều tưới mát ruộng sâu
Phù sa ơi, bốn mùa cây trái đơm bông
Gái bên trai tình quê thắm nồng
Điệu dân ca ngọt ngào mênh mông
Sông quê ơi, nắng mưa bao ngàn xưa
Tôi không quên lũy tre xanh hàng dừa
Về Bạc Liêu nghe hát cải lương sau đờn vọng cổ
Cà Mau cuối nẻo đôi lời gửi lại chữ tình”
* Sau khi HS nghe bài hát, GV yêu cầu HS cho biết tên bài hát và bài hát nói đến vùng, miền nào của nước ta?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS nghe lời bài hát và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: tên bài hát: “Hành trình trên đất phù sa” và vùng, miền được nói đến là vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: qua lời bài hát “Hành trình trên đất phù sa” do nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác phần nào cho các em giá trị mà đất phù sa mang lại đó là vựa lúa, vựa cây ăn trái cho Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, đất phù sa cũng như đất feralit còn giá trị sử dụng nào khác? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (190 phút)
2.1. Tìm hiểu về Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng. (30 phút)
a. Mục tiêu: HS chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.
b. Nội dung: Dựa vào kênh chữ SGK tr134, 135 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.