Tài liệu liên quan
Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
CHƯƠNG 2.
ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX
BÀI 4. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XVI ĐẾN GIỮA
THẾ KỶ XIX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Trình bày được những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á.
- Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.
- Mô tả được những nét cơ bản của cuộc đấu tranh ở các nước Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của một số giáo viên.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận, nhận định và liên hệ thực tế.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Cảm thông với nhân dân các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân đô hộ. Có thái độ phê phán, lên án chủ nghĩa thực dân.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên (GV)
- Phiếu học tập của học sinh.
- Lược đồ khu vực Đông năm Á từ sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Chuẩn bị của học sinh (HS)
- Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan theo yêu cầu của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước Đông Nam Á và cuộc đấu tranh chống ách đô hộ thực dân của nhân dân các nước này. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:
GV cho học sinh xem hình 4.1. Hải quân Anh tiến vào Y-an-gun (Miến Điện) (tranh vẽ) (SGK trang 19).
c. Sản phẩm: HS mô tả được những hiểu biết của mình về bức tranh
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS xem hình 4.1. Hải quân Anh tiến vào Y-an-gun (Miến Điện) (tranh vẽ) (SGK trang 19).
? Bức tranh tái hiện lại sự kiện lịch sử gì? Miến Điện là tên gọi của đất nước nào ngày nay? Em biết gì về về nguyên nhân dẫn đến sự kiện lịch sử đó?
Từ câu trả lời của HS, GV vào bài mới: Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, trong khi các nước Châu Á và Bắc Mĩ đã căn bản hoàn thành cuộc cách mạng tư sản,