Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
BÀI 2: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết và phân biệt được biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.
- Nhận biết khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu, sản phẩm và sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử các chất.
- Nhận biết phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt và trình bày được các ứng dụng phổ biến.
2. Năng lực
a. Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.
+ Giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
b. Năng lực đặc thù:
+ Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh hoạ và phân biệt được biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.
+ Tiến hành được một số thí nghiệm về biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.
+ Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu, sản phẩm và sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử các chất.
+ Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra.
+ Nêu được khái niệm, đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt và trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu).
3. Phẩm chất
- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
- Cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.
- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung.
- Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV (GV)
- Chuẩn bị đủ bộ dụng cụ cho số nhóm:
+ Hoá chất: nước đá viên, dung dịch: HCl, NaOH, CuSO4, BaCl2, Zn.
+ Dụng cụ: cốc thuỷ tinh (dung tích 250 ml), nhiệt kế, đèn cồn, kiềng sắt, giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
- Video thí nghiệm sắt phản ứng với lưu huỳnh (nếu không có video GV có thể tự làm thí nghiệm tại phòng thí nghiệm sau đó quy video lại hoặc biểu diễn thí nghiệm trên lớp).
- Thiết kế phiếu học tập.
- Máy tính, PPT, máy chiếu, học liệu OLM.
2. Chuẩn bị của HS (HS)
- SGK, vở ghi, xem trước bài trên OLM.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức cũ, tạo tâm thế hứng thú cho HS bước vào bài mới.
b. Nội dung: HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi mở đầu trong SGK trang 11 từ đó hình thành mục tiêu bài học.
CÂU HỎI MỞ ĐẦU
Khi đốt nến, một phần nến chảy lỏng, một phần nến bị cháy. Cây nến ngắn dần. Vậy phần nến nào đã bị biến đổi thành chất mới?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Dự kiến: Phần nến bị cháy đã bị biến đổi thành chất mới. Cụ thể nến cháy sinh ra carbon dioxide và nước.