Tài liệu liên quan
Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
BÀI 19. ĐÒN BẨY VÀ ỨNG DỤNG
Thời gian thực hiện: 4 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
* Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trong bài học.
- Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng; làm việc
nhóm hiệu quả.
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải
quyết các vấn để nêu ra trong bài học.
* Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Minh họa đòn bẩy có thể thay đổi hướng tác dụng của lực.
- Tìm hiểu tự nhiên: Dùng được dụng cụ đơn giản có cấu tạo và chức năng của đòn bẩy
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học về đòn bẩy để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. Thích tìm hiểu, thu thập tư liệu để mở rộng hiểu biết về các vấn đề trong bài học. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hàng ngày.
- Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.
- Trách nhiệm: Có ý thức và hoàn thành công việc được phân công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK.
- Bài giảng powerpoint (Kèm kênh: tranh, hình ảnh, dụng cụ về đòn bẩy)
- Video liên quan đến ứng dụng của đòn bẩy trong thực tế:
Link: https://www.youtube.com/watch?v=KgRdSNM4Dj4
- Phiếu học tập cá nhân; Phiếu học tập nhóm.
- Trò chơi sử dụng câu hỏi liên quan đến bài, sử dụng các tương tác trực tuyến.
2. Đối với học sinh
- Đọc bài trước ở nhà: bài 19 – đòn bẩy và ứng dụng
- Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học.
- Tìm hiểu và nêu được lợi ích việc sử dụng đòn bẩy trong thực tế
- Vở ghi chép, SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra được tác dụng của đòn bẩy và khi nào sử dụng đòn bẩy.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: con người muốn nâng một vật, cần tác dụng lực hướng thẳng đứng lên trên và yêu cầu HS trả lời nhanh 1 câu hỏi sau:
“Có cách nào tận dụng được trọng lượng của người để nâng được vật lên cao không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Giáo viên theo dõi, hỗ trợ: GV có thể chiếu lại hình ảnh để HS hiểu rõ hơn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV tổ chức, điều hành. GV gọi 1 HS bất kì trình bày báo cáo kết quả đã tìm được, viết trên giấy.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:
Có cách tận dụng được trọng lượng của người để nâng được vật lên cao đó là dùng đòn bẩy.
GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với câu đáp án.
GV: Vậy đòn bẩy có cấu tạo như thế nào?
GV đặt vấn đề sang bài mới.
2. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về tác dụng của đòn bẩy
a) Mục tiêu: Giúp học sinh: Hiểu về tác dụng của đòn bẩy
b) Tổ chức thực hiện: