Tài liệu liên quan
Nội dung tài liệu
2. Tình hình văn hóa trong các thế kỉ XVI - XVIII
*Tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo
- Nho giáo được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
- Phật giáo được phục hồi ở các thế kỉ này.
- Năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta, đến thế kỉ XVIII được lan truyền trong cả nước.
- Tại các làng xã, nhân dân vẫn giữ nếp sống sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm,... để thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu quê hương, đất nước.
*Chữ viết
- Chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh cũng được sáng tạo.
- Ban đầu, các giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo. Trong quá trình đó, họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ. Loại chữ này dần dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học.
*Văn học
- Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước.
- Thơ Nôm và truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều hơn với một số tác giả và tác phẩm nổi tiếng.
+ Bộ diễn ca Thiên Nam ngữ lục là truyện Nôm tiêu biểu, có giá trị cả về văn học và sử học.
+ Các nhà thơ nổi tiếng thời kì này như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,... đều có những bài thơ hay bằng chữ Nôm.
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật.
- Văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại như: truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,... Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.
*Nghệ thuật dân gian
- Nghệ thuật dân gian phát triển, tiêu biểu là nghệ thuật điêu khắc trong các đình, chùa với nét chạm khắc mềm mại, mô tả cảnh sinh hoạt thường ngày và tượng Phật rất đặc sắc.
- Nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình như: hát chèo, hát ả đảo, hát tuồng,... Ngoài ra còn có các điệu múa như: múa trên dây, múa đèn,...