Nội dung tài liệu
1. Họ Khúc giành quyền tự chủ
a. Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo
* Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ
- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu nên khó kiểm soát được tình hình An Nam. Viên tiết độ sứ bị giáng chức.
- Nhân cơ hội đó, giữa năm 905 Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm thành Đại La, lật đổ chính quyền đô hộ và tự xưng là tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
* Cải cách của Khúc Hạo
- Năm 907, Khúc Hạo lên thay và tiến hành cải cách với chủ trương: “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.
- Những việc làm:
+ Xây dựng chính quyền tự, độc lập với phong kiến phương Bắc (xưng tiết độ sứ và buộc nhà Đường công nhận)
+ Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã
+ Định lại mức thuế cho công bằng, bãi bỏ mọi thứ lao dịch của thời Bắc thuộc
+ Lập lại sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất
+ Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ…
=> Xây dựng nền tự chủ của người Việt
Tiếp tục củng cố, xây dựng nền tự chủ để khẳng định cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.
2. Dương Đình Nghệ khôi phục nền tự chủ
- Nguyên nhân: Năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta, lập lại quyền cai trị
- Diễn biến:
+ Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ đã đem quân từ Thanh Hóa ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.
+ Quân Nam Hán tại Tống Bình thất bại, viện binh của chúng cũng bị đánh tan tác.
+ Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Đất nước ta giành lại được quyền tự chủ, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ.
- Kết quả: Cuộc kháng chiến thắng lợi
- Ý nghĩa: khôi phục và củng cố tiếp nền tự chủ của người Việt.
3. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938)
a. Kế hoạch đánh giặc
- Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền: Năm 938, quân Nam Hán do Hoàng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta.
- Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai nhằm mục đích: mưu đồ trả thù lần thất bại trước đó và dã tâm bành trướng, mở rộng lãnh thổ của nhà Nam Hán.
· Ngô Quyền đã chuẩn bị kế hoạch cho trận thủy chiến chặn giặc
- Chọn Sông Bạch Đằng làm nơi quyết chiến với quân giặc.
- Sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm trước ở cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.
- Trận địa cọc Bạch Đằng sẽ gây khó khăn cho quân giặc
+ Quân Nam Hán sẽ bị động, bất ngờ, không kịp trở tay. (Giặc không thông thuộc địa hình, không nắm được thủy triều trong khi quân ta làm chủ địa hình, mang thái độ chủ quan, khinh địch, cậy là nước lớn nên coi thường quân ta).
b. Trận chiến Bạch Đằng
- Diễn biến:
+ Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Nhân lúc thuỷ triều lên, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến sâu vào cửa sông.
+ Lưu Hoằng Tháo cho quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm.
+ Đợi khi thuỷ triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công.
+ Quân giặc thua và phải rút ra biển, thuyền va vào cọc nhọn. Ta đem thuyền ra đánh, quân giặc hoảng loạn nhảy xuống sông. Lưu Hoằng Tháo tử trận.
=> Trận chiến kết thúc thắng lợi.
- Kết quả: Trận đánh trên sông Bạch Đằng kết thúc thắng lợi.
- Ý nghĩa: Trận Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc ta - thời kì độc lập, tự chủ lâu dài.