Nội dung tài liệu
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43)
a. Nguyên nhân:
- Bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ phương Bắc. Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị đã dựng cờ khởi nghĩa để giành lại quyền tự chủ.
- Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại.
=> Hai Bà Trưng nổi dậy, dựng cờ khởi nghĩa để đền nợ nước (đánh đuổi quân xâm lược, giành lại quyền tự chủ); trả thù nhà.
b. Diễn biến:
- Trưng Trắc, Trưng Nhị phất cờ nổi dậy khởi nghĩa tại cửa sông Hát (nay thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội). Tướng lĩnh khắp 65 thành trì đểu quy tụ vê' với cuộc khởi nghĩa.
- Từ sông Hát, nghĩa quân theo đường sông Hồng tiến xuống đánh chiếm căn cứ quân Hán ở Mê Linh và Cổ Loa (nay thuộc Hà Nội).
- Nghĩa quân tiếp tục tấn công thành Luy Lâu và chiếm được trị sở của chính quyền đô hộ.
c. Kết quả:
- Khởi nghĩa thắng lợi và giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn (năm 40 – 42).
- Năm 42, nhà Hán sai tướng Mã Viện đem quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng thất bại.
d. Ý nghĩa: Chứng tỏ tinh thần bất khuất của người Việt; tạo tiền đề cho việc khôi phục nền độc lập sau này. 1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43)
a. Nguyên nhân:
- Bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ phương Bắc. Trưng Trắc cùng với em là Trưng Nhị đã dựng cờ khởi nghĩa để giành lại quyền tự chủ.
b. Kết quả:
- Khởi nghĩa thắng lợi và giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn (năm 40 – 42).
- Năm 42, nhà Hán sai tướng Mã Viện đem quân sang đàn áp. Cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng thất bại.
d. Ý nghĩa: Chứng tỏ tinh thần bất khuất của người Việt; tạo tiền đề cho việc khôi phục nền độc lập sau này.
2. Khởi nghĩa Bà Triệu (Năm 248)
a. Nguyên nhân:
- Do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Ngô ở đầu thế kỉ thứ III.
b. Diễn biến:
- Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá).
- Nghĩa quân đã giành được chính quyền tại nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chần, Cửu Đức, Nhật Nam, khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.
- Nhà Ngô đã cử 8 000 quân sang đàn áp. Do lực lượng chênh lệch cuối cùng nghĩa cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
c. Kết quả: cuộc khởi nghĩa thất bại
d. Ý nghĩa:
- Làm rung chuyển chính quyền đô hộ
- Thức tỉnh ý thức dân tộc, tạo đà cho cuộc khởi nghĩa Lý Bí sau này.
3. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân.
a. Nguyên nhân:
- Do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Lương
b. Diễn biến:
- Năm 542, khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa nhanh chóng lật đổ chính quyền đô hộ, làm chủ Giao Châu.
- Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), thành lập triều đình, dựng điện Vạn Thọ và chùa Khai Quốc.
- Năm 545, quân Lương xâm lược nước Vạn Xuân. Triệu Quang Phục thay Lý Bí tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến, xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). Kháng chiến thắng lợi, Triệu Quang Phục lên làm vua, gọi là Triệu Việt Vương.
- Năm 602, nhà Tùy đưa quân xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.
c. Kết quả:
- Giành được chính quyền trong thời gian ngắn (542 – 603), lập ra nhà nước Vạn Xuân (544).
- Năm 602, nhà nước Vạn Xuân sụp đổ.
d. Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
- Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích sáng tạo chọ lịch sử dân tộc Việt Nam sau này…
. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:
a. Nguyên nhân:
- Do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Đường
b. Diễn biến:
- Năm 713, cuộc khởi nghĩa bùng nổ và nhanh chóng lan rộng ra phạm vi cả nước
- Quân khởi nghĩa tiến công ra Bắc, đánh đuổi chính quyền đô hộ, làm chủ Tống Bình, giải phóng đất nước
- Năm 722, Mai Thúc Loan xưng đế, nha Đường đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại
c. Kết quả: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại
d. Ý nghĩa:
- Là một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất thời Bắc thuộc, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc thời kì Bắc thuộc.
4. Khởi nghĩa Phùng Hưng
a. Nguyên nhân:
- Do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nhà Đường
b. Diễn biến:
- Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
- Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình và chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị đất nước.
- Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc kháng chiến.
c. Kết quả: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại
d. Ý nghĩa:
- Củng cố quyết tâm giành độc lập dân tộc, tự chủ của người Việt, mở đường cho những thắng lợi về sau.