Nội dung tài liệu
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
a. Về bộ máy cai trị:
- Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia các đơn vị hành chính như châu-quận, dưới châu-quận là huyện. Chính quyền từ cấp huyện trở lê đều do người Hán nắm giữ.
- Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
=> Cai trị khắt khe và hà khắc.
b. Về kinh tế:
- Chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc, lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày cấy.
- Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề, bắt nhân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, hương liệu, sản vât quý như ngà voi, ngọc trai, voi, đồi mồi…
- Nắm độc quyền về sắt và muối.
=> Chính sách vơ vét, bóc lột tàn bạo.
c. Về văn hóa- xã hội:
- Thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt như: đưa người Hán sang ở cùng với người Việt, bắt nhân dân ta phải theo phong tục, luật pháp của người Hán, tìm mọi cách xóa bỏ những phong tục tập quán lâu đời của người Việt…
=> Chính sách thâm độc nhất
2. Những chuyển biến kinh tế, xã hội và văn hóa trong thời Bắc thuộc
a. Chuyển biến về kinh tế:
- Trồng lúa vẫn là nghề chính bên cạnh trồng cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi.
- Kĩ thuật đắp đê, làm thủy lợi phát triển tạo nên những vùng trồng lúa nước rộng lớn.
- Các nghề rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc…vẫn được duy trì với kĩ thuật sản xuất cao hơn. Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh…
- Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành; hoạt động buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh.
b. Chuyển biến về xã hội:
- Một số quan lại, địa chủ người Hán đã bị Việt hóa.
- Một bộ phận nông dân bị biến thành nô tì
- Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành.
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Âu Lạc với chính quyền phong kiến phương Bắc ngày càng sâu sắc.
c. Chuyển biến về văn hóa:
- Xuất hiện các trường dạy chữ Hán tại các quận
- Về sau, tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và phong tục người Hán được truyền bá vào ngày càng nhiều