Nội dung tài liệu
1. Sự ra đời nước Văn Lang
- Vào khoảng thế kỉ VIITCN, nhà nước Văm Lang ra đời, đứng đầu là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ)
- Địa bàn chủ yếu: gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay (ven sông Hồng).
2. Tổ chức Nhà nước Văn Lang
- Đứng đầu là Hùng Vương, con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị Nương.
- Chia cả nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ)
- Đứng đầu các bộ lạc là Lạc tướng, đứng đầu các chiềng chạ là Bộ chính.
=> Mở đầu thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
- Nhận xét: Tổ chức Nhà nước Văn Lang đã được hình thành từ Trung ương đến địa phương nhưng còn rất sơ khai, đơn giản, chưa có pháp luật thành văn và chữ viết,...
- Ý nghĩa: Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
a. Đời sống vật chất
- Kinh tế: trồng lúa nước, ngoài ra còn chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ công
- Đồ ăn: gạo nếp, gạo tẻ, rau, cá, thịt...
- Nơi sống: các chiềng, chạ ở ven đồi, vùng đất cao ven sông, ven biển
- Nhà ở: phổ biến là nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, có cầu thang đi lên...
- Trang phục: Nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất,; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, yếm...tóc ngắn hoặc búi tó, đeo trang sức
- Phương tiện đi lại: chủ yếu bằng thuyền
=> Đời sống vật chất của nhân dân ổn định, phong phú ít phụ thuộc vào thiên nhiên so với trước đó
b. Đời sống tinh thần
- Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, các vị thần tự nhiên; người chết được chôn trong thạp, bính, mộ thuyền….
- Lễ hội: tổ chức các lễ hội, vui chơi như: hóa trang, vui chơi, đua thuyền, nhảy múa…
- Phong tục: tục gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình....
=> Giản dị, chất phác, hòa hợp với thiên nhiên, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc trong cư dân Văn Lang