Nội dung tài liệu
1. Vị trí địa lý của Đông Nam Á
- Địa hình bị chia cắt thành Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa khác biệt nhau.
- Yếu tố gió mùa, lượng mưa lớn mang lại những thuận lợi cho việc trồng cây lúa nước và nhiều cầy trồng khác.
* Tác động của tự nhiên đến Đông Nam Á
* Thuận lợi:
- Đông Nam Á gồm nhiều con sông lớn, hằng năm bồi đắp lượng phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển cây lúa nước và nhiều cây trồng khác. ĐNÁ được coi là “cái nôi” của nền văn minh lúa nước và là quê hương của nhiều loại cây gia vị, hương liệu nổi tiếng.
- Đông Nam Á giáp với biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương… thuận lợi cho việc phát triển ngành giao thông hàng hải, du lịch, đánh bắt thủy hải sản….
* Khó khăn: Hằng năm, thường xuyên diễn ra các cơn bão lớn, thiên tai lũ lụt …ảnh hưởng đến đời sống của cư dân.
2. Quá trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII
+ Sự phát triển kinh tế, kĩ thuật của các tộc người ở Đông Nam Á vào những thế kỉ trước Công nguyên đến đầu Công nguyên, đặc biệt là nghề nông trồng lúa nước và kĩ thuật luyện kim càng ngày càng tiến bộ.
+ Sự giao lưu kinh tế, văn hoá với Ấn Độ, Trung Quốc cũng là nền tảng quan trọng đưa đến sự ra đời các quốc gia sơ kì Đông Nam Á.
- Một số quốc gia sơ kì trong khu vực: Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam (thuộc Việt Nam), các vương quốc ở hạ lưu sông Chao Phray-a (thuộc Thái Lan) và các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay.
- Quá trình hình thành: Các vương quốc cổ đã hình thành ở ĐNA từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII.
+ Xuất hiện nước Văn Lang-Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam (Việt Nam)...
+ Hạ lưu sông Chao Phray-a xuất hiện các quốc gia Ha-ri-pun-giay-a, Đva-ra-va-ti (Thái Lan)
+Trên đảo Mã Lai hình thành vương quốc Kê-đa, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic...
- Nét nổi bật về kinh tế: nông nghiệp trồng lúa nước, cây gia vị, buôn bán đường biển rất phát đạt, xuất hiện nhiều thương cảng quốc tế như Óc Eo, Ta-cô-la,...
3. Sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
- Thế kỉ VII – X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, lấy 1 bộ tộc làm nòng cốt, như:
+ Vương quốc Sri Kse-tra của người Môn.
+ Vương quốc Pa-gan của người Miến.
+ Vương quốc Đva-ra-va-ti của người Môn.
+ Vương quốc Chân Lạp của người Khơ-me…
- Bộ máy nhà nước được tổ chức quy củ hơn, quyền lực của vua được tăng cường cùng với hệ thống quân đội, luật pháp được hoàn thiện
- Các vương quốc ở lục địa có ưu thế phát triển kinh tế nông nghiệp; các vương quốc ở hải đảo lại có thế mạnh về thương nghiệp, hàng hải, cung cấp nhiều sản vật như hương liệu, gia vị,...cho thương nhân nước ngoài.