K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2024

Một trải nghiệm buồn mà tôi nhớ mãi là khi tôi mất đi chú chó cưng của gia đình. Đó là một kỷ niệm đau lòng nhưng cũng để lại cho tôi nhiều bài học quý giá về tình yêu và sự chia sẻ.

Chú chó tên là Max, đã sống cùng gia đình tôi suốt tám năm. Max là một chú chó đáng yêu, luôn bên cạnh chúng tôi mỗi khi vui buồn. Những năm tháng bên Max là quãng thời gian hạnh phúc, với những buổi chiều dạo chơi công viên, những lần Max nghịch ngợm trong vườn và những buổi tối ấm cúng khi cả gia đình quây quần bên nhau.

Tuy nhiên, khoảng ba tháng trước khi Max ra đi, sức khỏe của chú bắt đầu suy giảm. Chúng tôi đưa Max đến bác sĩ thú y, và sau nhiều lần kiểm tra, bác sĩ thông báo rằng Max mắc một căn bệnh nghiêm trọng và không còn nhiều thời gian. Tin này khiến chúng tôi vô cùng đau lòng và lo lắng.

Từng ngày trôi qua, Max ngày càng yếu hơn. Tôi vẫn nhớ hình ảnh Max nằm im lặng trên chiếc giường yêu thích của chú, đôi mắt đầy sự mệt mỏi nhưng vẫn cố gắng mở ra mỗi khi nghe thấy tiếng chúng tôi gọi. Chúng tôi đã cố gắng chăm sóc Max tận tình nhất có thể, nhưng tình trạng của chú ngày càng xấu đi.

Ngày hôm ấy, cả gia đình chúng tôi quyết định đưa Max đến bác sĩ thú y lần cuối cùng. Khi chiếc xe chở Max dừng lại trước phòng khám, không khí trong xe đầy nỗi buồn và sự bất lực. Từng giọt nước mắt của bố mẹ và tôi đều rơi xuống trong im lặng, không có lời nào có thể diễn tả được cảm giác mất mát và đau đớn trong lòng chúng tôi.

Khi bác sĩ thông báo rằng Max đã ra đi, chúng tôi đã có một buổi lễ tiễn biệt đầy xúc động. Chúng tôi đặt Max vào một chiếc hộp nhỏ và nhẹ nhàng đặt chú dưới gốc cây yêu thích của chú trong vườn. Những giọt nước mắt và lời chia tay cuối cùng đã khiến tôi cảm nhận rõ sự trống trải mà sự ra đi của Max để lại.

Sự mất mát của Max là một bài học quý giá về tình yêu, sự chia sẻ và cách đối diện với nỗi đau. Tôi đã học được rằng trong cuộc sống, dù là người hay thú cưng, đều có thể ra đi bất cứ lúc nào, và điều quan trọng là biết trân trọng những khoảnh khắc bên nhau. Tôi cũng hiểu rõ hơn về sự đồng cảm và chia sẻ trong gia đình khi cùng nhau vượt qua nỗi buồn và tìm cách an ủi lẫn nhau.

Dù trải nghiệm đó là một kỷ niệm buồn, nó đã giúp tôi trưởng thành hơn và học được cách yêu thương và chăm sóc những người xung quanh mình. Những kỷ niệm về Max sẽ mãi sống trong lòng tôi như một phần của cuộc sống, nhắc nhở tôi về giá trị của tình yêu và sự gắn bó trong gia đình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 12 2023

Tiêu chí so sánh

Bài thơ Đồng dao mùa xuân

Bài thơ Gặp lá com nếp

số tiếng

4 tiếng

5 tiếng

vần

vần cách

Vần liền

nhịp

1/3, 2/2

1/4, 2/3, 3/2

Chia khổ thơ

mỗi khổ bốn dòng thơ, khổ 2 có 2 dòng

mỗi khổ có 4 dòng thơ, khổ 4 có hai dòng thơ.

23 tháng 12 2023

Tiêu chí so sánh

Bài thơ Đồng dao mùa xuân

Bài thơ Gặp lá com nếp

số tiếng

4 tiếng

5 tiếng

vần

vần cách

Vần liền

nhịp

1/3, 2/2

1/4, 2/3, 3/2

Chia khổ thơ

mỗi khổ bốn dòng thơ, khổ 2 có 2 dòng

mỗi khổ có 4 dòng thơ, khổ 4 có hai dòng thơ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 12 2023

17 tháng 11 2023

Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành niềm cảm hứng vô tận đối với những tác giả thơ ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng đó vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và giàu xúc cảm với bài thơ: "Đồng dao mùa xuân". Bài thơ viết về người lính Việt Nam dưới cái nhìn trải nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, nghịch ngợm, chưa một lần yêu đương, vẫn say mê thả diều nhưng chính họ đã cống hiến tuổi xuân và xương máu của mình vì Đất Nước. Họ đã nằm lại vĩnh viễn nơi chiến trường để đất nước được thống nhất, để nhân dân được tự do. Trong ký ức của Nguyễn Khoa Điềm, có thể họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng các anh chiến sĩ của họ vẫn sống mãi. Xúc cảm chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh cửu của đất nước này. Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thơ ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: "Đồng dao mùa xuân". Bài thơ viết về người lính Việt Nam dưới góc nhìn cảm nhận của một con người thời bình. Đó là những người lính trẻ, nhiệt huyết, chưa một lần yêu, chỉ muốn thả diều nhưng chính họ đã hy sinh tuổi xuân và sức khỏe của mình cho Đất nước. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài ấy bài thơ "Đồng dao mùa xuân". Trong bài thơ, hình ảnh người lính hiện lên bình dị, thật thà và chân chất "chưa một lần say/cà phê chưa uống/vẫn mê thả diều" nhưng cũng rất dũng cảm biến "anh thành ngọn lửa". Trong khó khăn, gian khổ, tình đồng chí đồng đội luôn gắn bó, đùm bọc và thương yêu như "bạn bè mang theo". Chiến trường khốc liệt là thế, khó khăn là thế "bom rơi/khói đen rừng chiều", "làn da sốt rét" nhưng người chiến sĩ luôn vui vẻ, lạc quan "cười hiền lành". Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được giải phóng, để nhân dân được bình yên. Chiến tranh ác liệt đã cướp đi mạng sống của họ, nhưng tình cảm mà đồng đội và nhân dân giành cho họ vẫn còn nguyên vẹn. Tuổi xuân của họ đã cống hiến vì đất nước, trở nên bất tử. Theo nhận định của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng các anh lính của ông vẫn sống mãi. Vì chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh cửu của đất nước hôm nay. Qua tác phẩm người đọc thấy được tình cảm của họ cũng như tình cảm của người dân với lớp cha ông đã hy sinh vì Đất nước. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi ở trong lòng người dân Việt Nam. =))

16 tháng 11 2023

Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là những người lính trẻ rất hồn nhiên. Các anh vẫn chưa một lần yêu, vẫn còn mê thả diều. Thế nhưng họ đã không tiếc sức trẻ để bảo vệ sự toàn vẹn cho tổ quốc. Các anh đã nằm lại nơi núi rừng để bảo vệ sự bình yên cho đất nước ngày hôm nay. Các anh chính là mùa xuân vĩnh hằng của đất nước.

20 tháng 7 2017

A. Mở bài:

Đoàn giải phóng quân một lần ra đi.Nào có sá chi đâu ngày trở về.Ra đi ra đi bảo tồn sông núi.Ra đi ra đi thà chết cho vinh.

Khúc hát quen thuộc từ xa chợt vọng lại gợi trong lòng chúng ta biết bao suy tưởng. Chúng ta như được sống lại một thời hào hùng của dân tộc theo tiếng hát sôi nổi trẻ trung và cũng bình dị như cuộc đời người lính. Không biết đã có bao nhiêu bài thơ nói về họ - những chàng Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi. Tiêu biểu cho hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ là hai bài thơ: “Đồng chí” của Chính Hữu và “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

- Những người lính trong hai bài thơ thuộc hai thế hệ khác nhau nhưng ở họ có nhiều nét đẹp chung của người lính cách mạng và của con người Việt Nam trong các cuộc kháng chiến cứu nước.

B.Thân bài.

1. Họ đều là những con người bình dị, mộc mạc, thấm nhuần tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do để đi vào cuộc chiến đấu.

- Người lính trong bài thơ “Đồng chí” xuất thân từ những cảnh ngộ nghèo khó: “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Họ là những người nông dân vừa được cách mạng giải phóng khỏi kiếp nô lệ lầm than. Bởi vậy, tình nguyện ra nhập bộ đội cầm lấy khẩu súng của cách mạng cũng chính là cầm vũ khí để giải phóng triệt để cho thân phận của mình, cho quần chúng và cho cả dân tộc. Vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà họ “mặc kệ” tất cả, sẵn sàng từ biệt làng quê với ruộng nương, nhà cửa vốn hết sức thân thiết, gắn bó để ra đi, dấn thân vào cuộc đời người chiến sĩ:

Ruộng nương anh gửi bạn thân càyGian nhà không mặc kệ gió lung lay

- Còn người lính trong thơ Phạm Tiến Duật là những chàng trai còn rất trẻ, có tri thức, họ sẵn sàng gác lại những ước vọng tương lai của mình để cống hiến tuổi thanh xuân theo tiếng gọi thiêng liêng của miền Nam yêu dấu:

 

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

2. Nhờ có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó bền chặt, chan hoà và nhờ lòng dũng cảm, hiên ngang, mà họ đã bất chấp những gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng để hoàn thành nhiệm vụ.

- Trên trận tuyến gay go ác liệt, các anh phải cùng chịu biết bao khó khăn gian khổ, thiếu thốn.

   + Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng gian nan vất vả, các anh đã từng chịu những cơn “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, cùng cảnh “áo rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”, “chân không giầy”… Cũng chính từ trong gian khổ và thiếu thốn của những ngày đầu tiên bước vào quân ngũ ấy đã nẩy sinh ở họ mối tình cao đẹp – tình đồng chí! Và chính có tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn, chia bùi sẻ ngọt mà họ có đủ sức mạnh lớn lao để vượt qua tất cả: “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đẹp làm sao giữa đêm rừng hoang đầy sương muối, ở nơi mà sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, những người chiến sĩ vẫn ôm súng đứng canh gác quân thù trong đêm trăng sáng. Các anh vẫn chiến đấu và vẫn cứ tin có ngày chiến thắng. Ta thấy được ở các anh một tinh thần chiến đấu dũng cảm kiên cường, một niềm lạc quan bất diệt. Đời lính gian khổ nhưng luôn giữ mãi nụ cười dẫu cho nó cận kề cái chết. “Đầu súng trăng treo”, một biểu tượng đẹp của hình ảnh người lính, biểu tượng cao quý của mối tình đồng chí đã khắc sâu trong tâm trí mọi người.

(Nhà thơ Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến cũng cho ta thấy rõ điều đó:

Tây Tiến đoàn quân không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùmMắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.”

Chính điều đó đã giúp ta hiểu được sự quyết tâm của người lính và ta thêm cảm phục sự hi sinh ấy hơn. Tấm lòng của các anh thật cao đẹp và lớn lao biết chừng nào! Đó cũng là hình ảnh chung của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp – những con người bình dị mà cũng thật anh dũng, hiên ngang.

   + Cuộc kháng chiến chống Pháp đã giành được thắng lợi vẻ vang với trận Điện Biên Phủ lẫy lừng. Đất nước vẫn chưa được bình yên, cả Miền Nam lại chìm vào máu lửa và những người con của quê hương lại tiếp tục lên đường. Những anh chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn hiện lên trong trang thơ của Phạm Tiến Duật là những anh lính thật ngang tàng, yêu đời, dũng cảm, hóm hỉnh. Từng giây, từng phút, các anh phải đối mặt với nhiều gian khổ và sự ác liệt, dữ dội của bom đạn quân thù hằng ngày trút xuống con đường và nhằm vào những chiếc xe của họ. Những gian khổ và ác liệt hiện hình trong hình ảnh những chiếc xe không kính rồi không cả đèn, cả mui xe, thùng xe có xước, méo mó. Gian khổ tưởng chừng như không thể vượt qua được, cái chết như kề bên, vậy mà lúc nào các anh cũng “ung dung buồng lái ta ngồi. Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”.

Mở đường Trường Sơn để xe tăng tiến vào phía Nam thực hiện chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là giai đoạn gay go nhất, ác liệt nhất và cũng hào hùng nhất. Có lẽ chỉ có những chàng trai tuổi trẻ ngạo nghễ ngang tàng kia mới có sức thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng cao cả này. Những chiếc xe tưởng chừng như không thể sử dụng được vậy mà nó vẫn tiến lên phía trước bởi có những nụ cười rất ngang tàng, rất nghịch ngợm của những anh lái xe rất phớt đời:

“Không có kính, ừ thì có bụi.Bụi phun tóc trắng như người già.Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc.Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha…”

Bằng sự đồng cảm của một người lính và cảm xúc của một nhà thơ, Phạm Tiến Duật đã xây dựng nên hình ảnh những chiến sĩ lái xe thật hào hùng, thật tếu táo. Cái cử chỉ: “phì phèo châm điếu thuốc” và tiếng cười “ha ha” như một lời thách thức của họ đối với quân thù. Đó là sức mạnh thứ nhất, còn sức mạnh nào nữa khiến cho những chiếc xe ấy vẫn băng băng lên phía trước? Tác giả đã trả lời một cách mạnh mẽ và dứt khoát, trong những chiếc xe không kính có những trái tim yêu nước, luôn hướng về Miền Nam phía trước với là khát vọng cháy bỏng là giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước:

“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trướcChỉ cần trong xe có một trái tim”

3. Qua hình ảnh anh chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta chợt nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì. Từ anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp trong thơ Chính Hữu đến anh chiến sĩ Trường Sơn thời chống Mĩ trong thơ PTD đều có chung một nét đẹp truyền thống kiên cường, bất khuất, dũng cảm và đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Với điều kiện thuận lợi hơn, người lính thời chống Mĩ đã được trau rèn, huấn luyện. Các anh đã kế thừa và phát huy được tinh thần cách mạng vốn đã vững vàng nay lại vững vàng hơn.

- Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc sống người lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác giả và cảm hứng nổi bật ở mỗi bài. Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người lính, còn PTD thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe.

C. Kết bài:

Nhìn lại những chặng đường lịch sử đã đi qua, đọc lại hai bài thơ về người lính qua hai thời kì, trong ta bỗng dấy lên niềm xúc động lẫn tự hào. Hình ảnh những người lính ấy trở nên bất tử và đẹp rực rỡ. Dù lớp bụi thời gian có phủ đầy những trang sách và những đổi mới của cuộc sống làm biến chuyển đi tất cả, nhưng hình ảnh những anh lính cụ Hồ, anh giải phóng quân đến các anh chiến sĩ Trường Sơn vẫn sống mãi trong lòng mọi người với một niềm cảm xúc trào dâng mạnh mẽ.

21 tháng 12 2016

Trong văn học Việt Nam hiện đại, hình ảnh người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc có một vị trí hết sức quan trọng. Đó không chỉ là hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong nhiều tác phẩm mà còn là biểu tượng đẹp nhất của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Phần lớn các tác giả đều có mặt ở những mũi nhọn của cuộc kháng chiến để kịp thời ghi lại một cách chân thực và sinh động hiện thực chiến đấu của chiến sĩ ta. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu đánh Pháp và người chiến sĩ Giải phóng quân miền Nam thời đánh Mĩ đã được phản ánh khá rõ nét với những vẻ đẹp khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác năm 1948, in trong tập Đầu súng trăng treo. Hình ảnh người nông dân cầm súng được miêu tả trong bài thơ với vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng cũng thật lãng mạn, bay bổng.

Là những nông dân quanh năm lam lũ với con trâu, mảnh ruộng, nghe theo tiếng gọi cứu nước, các anh đã tình nguyện từ giã quê hương đi chiến đấu. Phần đông chưa biết chữ, vào quân đội mới bắt đầu học i tờ nhưng họ lại rất giàu lòng yêu nước. Họ hiểu đơn giản mà rất đúng đắn rằng: chiến đấu để bảo vệ tự do cho dân tộc cũng là bảo vệ mảnh vườn, thửa ruộng, mái ấm gia đình. Quyền sống thiết thực của mỗi con người đã thôi thúc họ hành động.


Cuộc đời chiến sĩ gian nan, vất vả, vào sống ra chết đã khẳng định phẩm chất cao đẹp của những người nông dân mặc áo lính. Từ bốn phương trời, không hẹn mà nên, họ gặp nhau, trở thành đồng đội, đồng chí của nhau.

Sinh ra và lớn lên từ những vùng quê nghèo khổ, cơ cực, các anh mang bản chất hồn nhiên, chất phác của người lao động. Đi chiến đấu chống xâm lăng, các anh để lại sau lưng lũy tre, mảnh ruộng quen thuộc và mái tranh nghèo cùng với những người thân. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày, Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Mặc kệ là lối nói tự nhiên, mộc mạc của người nông dân, bày tỏ thái độ dứt khoát trọng việc nước hơn việc nhà.

22 tháng 12 2016

Vẻ đẹp tâm hồn người lính cơ mà bn

 

10 tháng 2 2023

Bài tham khảo :

 Sau khi đọc xong những dòng thơ đầy xúc động về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm, em đã có rất nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước.

 Bài thơ thể hiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng và biết ơn những người đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Đó chính là những người lính đã hi sinh trên chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Hình ảnh người lính bình dị, thân quen với trách nhiệm lớn lao mà các anh phải gánh vác trên vai gợi cho người đọc thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn với quê hương, đất nước. Cho dù những người lính ấy đã hi sinh nhưng anh linh của các anh vẫn còn sống mãi. Đặc biệt là “ngày xuân ngọt ngào” của người lính không bao giờ mất đi, mà sẽ từ núi xanh trở về và hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước.

Từ hình ảnh người lính trong bài thơ, người đọc chúng ta sẽ gợi nên nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều thanh niên còn ham chơi, không chịu khó học tập, rèn luyện bản thân. Họ lo sợ và cho rằng, tham gia học quân sự, rèn luyện tư tưởng Đảng, đi bộ đội là những việc làm không cần thiết, mất thời gian và lãng phí thanh xuân của họ. Nhưng họ đâu có biết rằng, để có được một cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc như này hôm nay, thế hệ trước bao gồm những người lính cách mạng đã phải chiến đấu, hi sinh cực khổ như thế nào. Họ cũng chỉ là những chàng thanh niên trẻ tuổi như chúng ta, nhưng họ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc mà hi sinh bản thân, tuổi xuân của mình cống hiến cho đất nước. Nếu không có họ thì sẽ không thể có chúng ta của ngày hôm nay.

 Vì vậy, các bạn trẻ cần phải giác ngộ, rèn luyện ý thức và tư tưởng đúng đắn, kịp thời. Không ngừng học tập, trau dồi bản thân để ngày càng phát triển. Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể mang nhiều ý nghĩa, sức ảnh hưởng lớn. Tự tin, dũng cảm chinh phục mọi khó khăn, dám đương đầu với thử thách và nguy hiểm. Khi Tổ quốc cần thì phải sẵn sàng tham gia, cống hiến sức trẻ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc. Bên cạnh đó, phê bình, tố cáo các hành vi phản động, thiếu trách nhiệm với nền độc lập, hòa bình của đất nước.

 Chúng ta của hôm nay được thừa hưởng những thành quả của sự chiến đấu, hi sinh anh dũng của thế hệ trước. Chính vì thế, là những thanh niên trẻ tuổi, hãy đóng góp sức mình để tiếp nối truyền thống yêu nước và làm nên đất nước muôn đời.  

10 tháng 2 2023

đoạn văn dc ko bn