Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà chẳng chịu học hành thì khôn lớn sẽ chẳng làm được việc gì có ích” hoặc “Nhân bất học bất tri lí”. Vậy thì chúng ta cần học thế nào cho đúng, cho có hiệu quả? Và qua kinh nghiệm bao đời được đúc kết, người ta đã nhận ra rằng chỉ có tự học mới là phương pháp hữu hiệu nhất.
Trước hết ta phải hiểu “tự học” là như thế nào? Nếu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho mình. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo … Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vấn là quan trọng nhất.
Học là một hành động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với xã hội thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Lê Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng.
Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức ta đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. không những thế, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ nại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy, tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Thực tế đã cho ta thấy những tấm gương tự học như Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự ông đã trở thành một đại văn hào của Nga. Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua đầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa đó là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người làm việc quét tuyết trong công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa và người đã trở thành một doanh nhân văn hóa thế giới… Những minh chứng trên phải chăng đã quá sáng tỏ để nhận ra rằng, có tự học, chúng ta mới xác định được năng lực của bản thân. Khổng Tử đã dạy: “Bể học không bờ”, vì thế ta không nên nản lòng khi thấy việc học của ta còn nông cạn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và ta cần phải cố gắng bồi đắp bằng ý chí và nghị lực của mình bởi việc tích lũy kiến thức của con người như “Kiến tha lâu có ngày đầy tổ”.
Nhưng lại có một thành phần các bạn trẻ ngày nay được học ở trường dưới sự dìu dắt của thầy cô nhưng chỉ học chay, học vẹt, học dựa dẫm thì kết quả sẽ không có hoặc chỉ là những điểm ảo. Một khi các bạn ấy tự bơi vào biển rộng, họ sẽ chìm ngập vì không có phao, không có bàn tay của thầy cô nâng đỡ. Phải chăng đó là điều các bạn muốn? Để tự tin hơn trong học tập, cũng như cuộc sống sau này, mỗi người cần phải trang bị một khối lượng kiến thức cũng như một phương pháp học phù hợp, phải xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững kiến thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức… tham khảo trong cuộc sống để mở rộng vốn hiểu biết… Học ở sách là một trong những phương pháp tự học tốt nhất nhưng việc học này cần phải được thực hiện thật nghiêm túc, tức là đọc có chọn lọc, suy nghĩ, có hệ thống chứ không phải là chép, học thuộc để đối phó… Vẫn còn rất nhiều phương pháp tự học. Vì vậy, mỗi người cần phải chọn cho mình một cách học phù hợp và hiệu quả nhất.
Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và là duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ của mình trở thành hiện thực.
Tham khảo
Việc học là việc cả đời của mỗi con người, bởi vì kiến thức xã hội là vô cùng vô tận. Tuy nhiên, nếu chỉ học ở thầy cô, học ở bạn bè thôi thì chưa đủ mà để bản thân mình hoàn thiện mỗi ngày thì con người còn cần tự học. Vậy việc tự học là gì và sẽ mang lại những kết quả như thế nào?
Tự học là việc bạn tự mình ôn lại bài cũ hay đọc trước bài mới trước khi lên lớp nghe thầy cô giảng giải. Tự học còn là việc con người tự tìm tòi, tự mày mò kiến thức cho bản thân từ cuộc sống. Đó có thể là việc bạn tự tìm đọc những cuốn sách thú vị, tự tìm hiểu những kiến thức bổ ích trong cuộc sống…
Việc tự học hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người. Bởi bản thân kiến thức là vô cùng rộng lớn, nếu chỉ học ở thầy cô, học ở bạn bè thôi thì bản thân ta vẫn còn nhiều thiếu xót. Thời gian học ở trường với thầy cô, bạn bè là vô cùng nhỏ bé đối với cuộc đời của mỗi con người, vì thế, tự học giúp con người ngày càng bồi đắp, tích tụ những kiến thức trong cuộc sống. Con người cũng vì thế mà mỗi ngày một hoàn thiện, hiểu biết và trưởng thành hơn. Hơn nữa, việc tự học cũng rèn luyện cho con người sự kiên trì, nhẫn nại – những lối sống, thái độ sống rất tích cực cho con người. Con người sẽ chủ động hơn trong các công việc của bản thân.
Đối với các bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường thì việc tự học lại càng quan trọng hơn. Nó giúp các em không bị quên bài cũ cũng như tiếp thu nhanh kiến thức mới. Việc học tập trở nên nhẹ nhàng hơn, hứng khởi hơn khi chúng ta chủ động học tập, chủ động lập cho bản thân những kế hoạch cho từng môn học… Khi đó, chắc chắn kết quả học tập của chúng ta sẽ tiến bộ rõ rệt.
Nhắc đến tinh thần tự học thì không thể không nhắc tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta – Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người là một tấm gương sáng cho tinh thần tự học. Cuộc đời của Người bôn ba khắp năm châu bốn bể, đi tới đâu Người cũng tìm tòi, cũng học hỏi để bồi đắp những kiến thức cho bản thân, để tìm ra chân lý, tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam nói riêng và giải phóng cho những người cùng khổ trên toàn thế giới. Chính tinh thần tự học và lòng quyết tâm bền bỉ, Người đã tìm đến với chủ nghĩa Mác Lênin, tìm ra con đường giải phóng dân tộc, mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam. Ngay cả đến khi Người nhắm mắt yên nghỉ, người ta vẫn tìm thấy dưới gối Người một cuốn sách dạy ngoại ngữ…
Việc tự học có nhiều ý nghĩa là vậy, tuy nhiên vẫn có những người chưa chủ động trong việc tự học mà ỷ lại, lười biếng trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Việc học đối với họ giống như một hình phạt vô cùng khó khăn và không hề có một chút hứng thú nào cả. Và phương pháp học của những người này chính là học tủ, học gạo những phần sẽ kiểm tra chứ không hề suy ngẫm hay hiểu sâu về vấn đề được học. Cách học như vậy sẽ khiến cho kiến thức trôi tuột đi một cách nhanh chóng. Về lâu dài, nó hình thành thói quen lười biếng, ỷ lại của con người. Con người sẽ tự biến mình trở thành những kẻ lạc hậu trong xã hội đang không ngừng vận động phát triển như hiện nay.
Nhìn thấy tầm quan trọng của việc tự học, bản thân mỗi chúng ta cần có cho mình những kế hoạch, những dự định cho việc học hỏi của mình. Sắp xếp chúng một cách khoa học, bài bản, kết hợp học ở trường với tự học, lý thuyết đi đôi với thực hành. Không chỉ học thầy, học bạn mà còn học ở những sự kiện, sự vật hiện tượng xung quanh mình. Có như vậy, con người mới không ngừng được đối mới và hoàn thiện.
Người xưa đã có câu: “Học, học nữa, học mãi”. Việc học chưa bao giờ là đủ. Chính vì vậy, hãy biến mình trở thành những con người văn minh, hiện đại bằng cách không ngừng học hỏi, không ngừng cố gắng vươn lên. Và tự học là một trong những chiếc chìa khóa dẫn tới thành công.
Hô hấp được xem là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường xung quanh. Trong đó có việc vận chuyển khí oxy từ không khí tới các tế bào của cơ thể và vận chuyển ngược lại khí carbonic từ các tế bào của cơ thể ra môi trường bên ngoài. Các tế bào cần cung cấp oxy (oxygen) để thiêu đốt chất dinh dưỡng, tạo thân nhiệt và năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống. Như vậy bản chất của quá trình hô hấp là những quá trình oxy hoá các chất hữu cơ trong tế bào để chuyển dạng năng lượng tích trữ trong các chất dinh dưỡng (được ăn vào) thành ATP là dạng năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Học tốt~
#Dũng#
Điều đầu tiên cũng là quan trọng nhất, mẹ chính là người sinh thành ra ta, không có mẹ dĩ nhiên không có ta xuất hiện trên đời. Suốt chín tháng mười ngày mang nặng mẹ đã phải kiêng hem, giữ gìn rất cẩn thận để bảo đảm sự an toàn cho con. Những thứ mà bản thân mẹ không thích nhưng vẫn cố gắng ăn để có đầy đủ sức khỏe. Mẹ phải đi đứng nhẹ nhàng cẩn thận xuyên đi bệnh viện để kiểm tra xem con có khỏe mạnh hay đau ốm gì không. Đó là những ngày tháng mẹ vô cùng vất vả, lo lắng cũng như tràn đầy hi vọng, niềm vui mong con sớm chào đời.
Không chỉ vậy, suốt thời gian thơ ấu không ai có thể thay thế vai trò của mẹ với con. Khi còn nằm trên nôi, mẹ vẫn thường ôm ấp vỗ về, ầu ơ ru ta bằng những ca khúc ngọt ngào. Lời ru tha thiết chứa chan tình yêu thương ấy đã đưa con vào giấc ngủ an lành, cho con cảm nhận được tình yêu bao la của mẹ. Hơn nữa, mẹ nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa thơm mát, ngọt ngào, dòng sữa mẹ như thứ nước thần nuôi sống con suốt những ngày thơ bé, tưởng như đã được chắt lọc và pha chế một cách thần kỳ.
Thật thiệt thòi cho những em bé không được một lần thưởng thức thứ nước thơm mát ấy. Các nhà khoa học đã chứng minh và khuyên các mẹ rằng: Sữa mẹ là thức ăn và chất dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, bởi không chỉ mang theo lương dinh dưỡng cao mà còn có sức đề kháng, giúp em bé khỏe mạnh và chống chịu được nhiều loại bệnh.
Mẹ còn khiến tâm hồn ta thêm phong phú bởi tình yêu thương và lòng nhân ái, dù là khi trong bụng mẹ hay đã đi mẫu giáo, những câu chuyện cổ tích trước khi đi ngủ của mẹ là thứ mà ta yêu quý và mong chờ nhất. Từ chuyện cô Tấm bước ra từ quả thị đến chuyện Thạch Sanh thật thà dũng cảm rồi đến chuyện nàng công chúa có mái tóc dài bị nhốt trên lâu đài cao tít của mụ phù thủy..Tất cả những chuyện đó đều nhằm giáo dục uốn nắn nhân cách của chúng ta ngay từ khi còn nhỏ. Hơn thế nữa, mẹ còn tất tả ngược xuôi, làm đủ mọi việc không biết mệt mỏi để nuôi ta, bát cơm ta ăn, manh áo ta mặc, sách vở ta học tập… đều thẫm đẫm những giọt mồ hôi của mẹ và công sức của mẹ. Mẹ có thể hi sinh mọi thứ, tuổi xuân nhan sắc, bản thân mình chỉ vì ta.
Mẹ quan tâm, chăm sóc chu đáo như vậy mà ta đã nhiều lần làm mẹ buồn, thật đáng trách làm sao? khi ta đau ốm, mẹ thức trắng bao đêm để lo cho ta từng li từng tí, chỉ cần ta lên cơn sốt cao hay ho dai dẳng, lòng mẹ đã như thắt lại, đau đớn vô cùng. Đã bao đêm mẹ thức sửa chăn gối, thay khăn, đặt tay lên trán ta mà lòng bồn chồn, lo lắng. Mẹ đã bao lần gạt đi nước mắt đau buồn mà cầu mong cho ta chóng khỏe đươc bình an. Rất nhiều lần sau khi ốm dậy, ta bắt gặp gương mặt xanh xao, hốc hác và hằn rõ những vết nhăn trên chán của mẹ. Mẹ dành hết tình yêu thương , sự chăm sóc cho ta.
Mẹ kiên trì, nhẫn nại dạy ta từ những điều nhỏ nhất, từ lúc chập chững bước đi những bước đầu tiên, lúc bi bô gọi được tiếng bà, tiếng mẹ đến khi ta bắt đầu học bảng chữ cái, làm những phép tính đơn giản đều có bàn tay mẹ dẫn dắt, chỉ bảo tận tình. Mẹ còn dạy ta phải biết chào hỏi người lớn, biết mơi mọi người ăn cơm, hay lấy tăm cho ông bà sau bữa ăn. Bắt đầu những công việc nhỏ nhặt như vậy , ta mới dần làm được lớn hơn như trông em, quét nhà, nhặt rau, nấu cơm… Những lúc như vậy mẹ vừa là người thầy, người bạn của ta. Ngoài ra, mẹ còn nhen nhúm cho ta những ước mơ, hoài bão trong tương lai. Như vậy không một ai khác ngoài mẹ có thể theo dõi, gắn bó, chăm sóc ta suốt thời thơ ấu.
Khi ta đã trưởng thành, khôn lớn vai trò của mẹ cũng không hề bị mai một. Mẹ luôn dõi theo từng bước ta đi, từng chuyển biến trong cuộc đời ta và sự nghiệp của ta. Trong khi ta đang mải mê chạy đua với cuộc sống, dường như bản thân đã vô tâm quên rằng sau lưng mình luôn có mẹ già luôn âm thầm cầu nguyện, mong ước ta được thành công trên đường đời, khi ta quá mệt mỏi với sự bươn trải của cuộc sống, mẹ luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay che chở cho ta, mẹ có thể hiện diện bất cứ lúc nào khi ta cần người an ủi hay vấp ngã, động viên khi bất hạnh. Cho dù ta tưởng mình đã trưởng thành, thậm chí đã có chỗ đứng vững chắc trong xã hội nhưng trong mắt mẹ ta mãi là đứa con bé nhỏ, vì thế nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con
Tóm lại, mẹ giữ vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Ta luôn luôn phải yêu quý, kính trọng và biết ơn mẹ. Mẹ chính là ngọn đèn, là ngôi sao soi sáng cho con trong bóng đêm tối tăm
Chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao và sự hi sinh của mẹ đã bỏ ra, phải báo hiếu mẹ khi còn cơ hôi chứ đừng để:
Mẹ già như chuối chín cây
Giá lay mẹ rụng, con phai mồ côi.
Tham khảo!
"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay"
"Quê hương" - tiếng gọi thân thương ấy mỗi khi cất lên đều gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp, khơi dậy những cảm xúc bình dị, thân thuộc nhưng cũng thiêng liêng, đẹp đẽ nhất trong tâm hồn và trái tim của mỗi con người. Quê hương là miền nhớ, miền thương và là thế giới tình cảm đong đầy, ấm áp.
"Quê hương" là nơi chúng ta được sinh ra ra và lớn lên, bởi vậy mà nhắc đến quê hương người ta thường nhớ về những gì thân thuộc, gần gũi nhất. Quê hương không chỉ nuôi lớn chúng ta về mặt thể chất mà nuôi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ cho tâm hồn mỗi người. Quê hương dạy chúng ta biết yêu thương, gắn bó, đó không chỉ là sự gắn bó với gia đình, mảnh đất mà chúng ta được sinh ra, lớn lên mà còn là sự gắn bó về tình cảm với bố mẹ, bạn bè và những người xung quanh.
Quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách, lối sống và bản sắc của mỗi người. Văn hóa, truyền thống của quê hương sẽ ảnh hưởng đến những nhận thức, tính cách và lối sống của con người. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết "dấu ấn" đậm nét của quê hương trong mỗi người qua những lời nói, hành động và thái độ sống. Đó là nét hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội, là sự phóng khoáng, thân thiện của người Sài Gòn hay sự cố gắng, hiếu học của người Hà Tĩnh. Truyền thống, vẻ đẹp của quê hương nuôi dưỡng ở con người những tình cảm, tính cách tốt đẹp hay nói cách khác mỗi người con trên mảnh đất ấy kế thừa và phát huy được vẻ đẹp của quê hương mình.
Quê hương tạo nên sức mạnh tinh thần mạnh mẽ để con người vượt qua mọi khó khăn, thách thức của hoàn cảnh. Đó là sức mạnh quật cường của con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kì. Chính tình yêu quê hương, xóm làng đã thôi thúc con người đứng lên đấu tranh để bảo vệ mảnh đất quê hương, giành độc lập cho đất nước bởi như nhà văn Ê-ren-bua từng nói "lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu Tổ quốc". Trong cuộc sống hiện đại, quê hương lại là điểm tựa tinh thần vững chãi, nơi nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng; nơi tiễn bước chúng ta bước vào đời để thực hiện những hoài bão và cũng là nơi dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về sau những sóng gió, thất bại.
Dù cuộc sống có bao đổi thay, cuộc đời xoay vần khiến con người trở nên mệt mỏi thì quê hương vẫn thủy chung ở đó, mãi là chùm khế ngọt, là con đường đến trường thân thương và là vòng tay ấm áo, che chở đón chúng ta trở về.
Tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm tự nhiên, đẹp đẽ, thiêng liêng nhất trong thế giới tình cảm của con người. Mỗi chúng ta cần có ý thức gắn bó với quê hương, bồi đắp tình yêu quê hương bằng những hành động và việc làm cụ thể. Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng là hành động thể hiện tình yêu quê hương, bởi sự cố gắng ấy không chỉ giúp chúng ta trở nên hoàn thiện, ưu tú hơn mà còn góp phần dựng xây quê hương, đất nước trong tương lai. Cần lên án những hành động quay lưng với quê hương và những cá nhân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm, ích kỉ chỉ biết đến bản thân mà làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng.
Tình yêu quê hương sẽ trở nên ý nghĩa hơn không chỉ tồn tại trong suy nghĩ, tình cảm mà được bộc lộ qua những hành động cụ thể. Chúng ta hãy nỗ lực cố gắng từng ngày để có thể cống hiến phần sức lực nhỏ nhoi cho sự phát triển của quê hương, đất nước.
Chuột bạch có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học, chúng thuộc lớp đồng vật nào sau đây?
Lớp Chim.
Lớp Thủ.
Lớp Bò sát.
Lớp Lưỡng cư