Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Một số biện pháp bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế:
+ Sử dụng khoa học, công nghệ trong bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích;
+ Hạn chế các phương tiện vào Đại Nội;
+ Trồng thêm cây xanh;
+ Tích cực quảng bá hình ảnh Cố đô Huế đến du khách trong và ngoài nước.
Một số đề xuất là:
-Sử dụng khoa học, công nghệ để bảo tồn và gìn giữ Lăng
-Trồng thêm cây xanh
-Hạn chế các phương tiện giao thông vào trong khu vực Đại nội
Tham khảo!
- Một số biện pháp bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế:
+ Không làm hư hại các di sản văn hoá.
+ Tiến hành trùng tu các di tích đã xuống cấp.
+ Giữ gìn sạch đẹp môi trường di tích, danh lam thắng cảnh.
+ Giới thiệu những nét đẹp của Cố đô Huế.
*Một số biện pháp bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế:
+ Không làm hư hại các di sản văn hoá.
+ Tiến hành trùng tu các di tích đã xuống cấp.
+ Giữ gìn sạch đẹp môi trường di tích, danh lam thắng cảnh.
+ Giới thiệu những nét đẹp của Cố đô Huế.
+Bảo tồn và trùng tu các hiện vật quan trọng
Một số di sản văn hóa ở Hà Nội: Gò Đống Đa. Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Cột cờ Hà Nội. Chùa Một Cột
Việc làm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa: Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tỉa cây ở khu di tích. Hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm. Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn
- Nên:
+ Thực hiện đúng nội quy khi tham quan di tích.
+ Tu bổ, phục dựng các di tích;
+ Tuyên truyền về những nét đẹp, giá trị văn hoá - lịch sử của vùng đất Cố đô;
+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.
- Không nên:
+ Vứt rác bừa bãi.
+ Vi phạm nội quy khi tham quan.
+ Xâm phạm di tích (ví dụ: viết/ vẽ bậy tại khu di tích).
+ Phá hoại cảnh quan tại khu di tích.
Tham khảo:
Huế nổi tiếng là nơi phong cảnh hữu tình với những nét đặc sắc về danh lam, thắng cảnh của một kinh thành cổ xưa. Vậy chúng ta hãy đến với Huế thơ mộng.
Đầu tiên ta hãy tìm hiểu nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh Huế về nghệ thuật thời này được nhận xét chung là có sự hài hoà với thiên nhiên, được kết cấu với nghệ thuật trang trí và chặt chẽ trong kết cấu tổng thể. Kiến trúc kinh đô Huế là một quần thể kiến trúc rộng lớn gồm Hoàng thành, các cung điện, lăng tẩm… được xây dựng theo ý muốn của triều đình và sở thích của các vua. Kiến trúc cung đình thường sử dụng những mẫu trang trí mang tính quy phạm gắn với tư tưởng Nho giáo. Bên cạnh kiến trúc cung đình là những làng cổ được xây dựng cách không xa Hoàng thành. Rất nhiều làng nghề thời này làm ra những sản phẩm để sử dụng trong cung đình. Một số nghệ thuật thời này đã phát triển đa dạng như điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ nhằm trang trí cho cung đình nơi cố đô.
Kiến trúc cung đình Huế là một quần thể có quy mô to lớn, bao gồm rất nhiều lăng tẩm, Hoàng thành. Bên cạnh Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 – 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao,… là những công trình giá trị. Những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 – 1820) lăng Minh Mạng (1820 – 1840), lăng Tự Đức (1864 – 1867) rất uy nghi. Ngoài ra cửa Ngọ Môn cũng là một tác phẩm lớn, trang nghiêm. Hơn nữa thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng, tạo ra một nét riêng của kiến trúc cung đình Huế. Bên lăng Tự Đức, hàng trăm cây lớn bé, xanh um. Ớ đây có những hồ rộng khoảng vài chục mét vuông, uốn lượn. Bên hồ là lầu để trước đây vua đến chơi nghỉ; những tảng đá phẳng được dùng như những bộ bàn ghế kê ở ven hồ. Những tranh ghép sứ kính trong lăng Khải Định gồm những bức lớn, màu sắc ẩn hiện rất độc đáo. Những hình trang trí thì cầu kì, màu sắc sặc sỡ. Hình bao gồm chủ yếu là rồng vây quanh cột, in trên tương và rải rác theo dọc tường là những khung chữ Nho.
Cuối cùng là những làng nghề tập trung không xa khu Hoàng thành, trong đó có làng Việt cổ Phước Lĩnh. Cách Huế ba lăm ki-lô-mét về phía Bắc, làng được bao quanh sông Ô Lâu, trông như một bán đảo riêng biệt. Ngày xưa nơi đây được gọi là Cồn Dương. Dân làng ít ai làm ruộng mà chủ yếu sống nhờ vào vườn tược và nghề gốm. Gốm Phước Lĩnh đã trở nên lâu đời, nổi tiếng và thường được cung cấp cho vua chúa nhà Nguyễn. Ngày nay làng không còn làm gốm nữa mà chỉ còn các dấu tích của một thời.
Những lối ngõ với những hàng chè tàu tăm tắp được cắt tỉa cẩn thận. Nhiều loại cây ăn quả như cây vả, cây thị… Hoa hoàng lan, mộc lan… hoa màu vàng nhỏ xíu, mùi hương nhẹ thầm kín. Những miếu cổ um tùm cỏ cây, những ngôi mộ cổ,… Đặc biệt ở đây còn lại 30 nhà, có chừng cả 100 năm tuổi. Bên trong những căn nhà này nhiều vật dụng được chạm khắc khá công phu và tinh tế. Nghệ thuật kiến trúc dân gian ở đây đã đạt đến độ tinh xảo. Còn ở cái hồ làng, mùa sen, hoa nở tím biếc cả một vùng, ở đây, nhà cổ, vườn tược, đình chùa, miếu mạo vẫn còn là sức sống diệu kì. Nơi này hẳn phải là nét nổi bật trong di tích Huế.
Qua đây ta thấy, Huế có những nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh, trong kiến trúc cung đình. Tất cả là sự hài hoà của cảnh sắc thiên nhiên, là một quần thể kiến trúc có quy mô to lớn. Càng hiểu về nơi đây, mỗi chúng ta càng phải cùng nhau giữ gìn để nơi cố đô ấy mãi mãi trường tồn.
Cố đô Huế nổi tiếng là nơi phong cảnh hữu tình với những nét đặc sắc về danh lam, thắng cảnh của một kinh thành cổ xưa. Vậy chúng ta hãy đến với Huế thơ mộng. Đầu tiên ta hãy tìm hiểu nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh Huế về nghệ thuật thời này được nhận xét chung là có sự hài hoà với thiên nhiên, được kết cấu với nghệ thuật trang trí và chặt chẽ trong kết cấu tổng thể. Kiến trúc kinh đô Huế là một quần thể kiến trúc rộng lớn gồm Hoàng thành, các cung điện, lăng tẩm… được xây dựng theo ý muốn của triều đình và sở thích của các vua. Kiến trúc cung đình thường sử dụng những mẫu trang trí mang tính quy phạm gắn với tư tưởng Nho giáo. Bên cạnh kiến trúc cung đình là những làng cổ được xây dựng cách không xa Hoàng thành. Rất nhiều làng nghề thời này làm ra những sản phẩm để sử dụng trong cung đình. Một số nghệ thuật thời này đã phát triển đa dạng như điêu khắc, đồ hoạ, hội hoạ nhằm trang trí cho cung đình nơi cố đô. Kiến trúc cung đình Huế là một quần thể có quy mô to lớn, bao gồm rất nhiều lăng tẩm, Hoàng thành. Bên cạnh Phòng thành (xây dựng từ những năm 1805 – 1817), Hoàng thành và Tử cấm thành (1840), đàn Nam Giao,… là những công trình giá trị. Những lăng tẩm, phủ chúa nổi tiếng như lăng Gia Long (1814 – 1820) lăng Minh Mạng (1820 – 1840), lăng Tự Đức (1864 – 1867) rất uy nghi. Ngoài ra cửa Ngọ Môn cũng là một tác phẩm lớn, trang nghiêm. Hơn nữa thiên nhiên và cảnh quan luôn được coi trọng, tạo ra một nét riêng của kiến trúc cung đình Huế. Bên lăng Tự Đức, hàng trăm cây lớn bé, xanh um. Ớ đây có những hồ rộng khoảng vài chục mét vuông, uốn lượn. Bên hồ là lầu để trước đây vua đến chơi nghỉ; những tảng đá phẳng được dùng như những bộ bàn ghế kê ở ven hồ. Những tranh ghép sứ kính trong lăng Khải Định gồm những bức lớn, màu sắc ẩn hiện rất độc đáo. Những hình trang trí thì cầu kì, màu sắc sặc sỡ. Hình bao gồm chủ yếu là rồng vây quanh cột, in trên tương và rải rác theo dọc tường là những khung chữ Nho. Cuối cùng là những làng nghề tập trung không xa khu Hoàng thành, trong đó có làng Việt cổ Phước Lĩnh. Cách Huế ba lăm ki-lô-mét về phía Bắc, làng được bao quanh sông Ô Lâu, trông như một bán đảo riêng biệt. Ngày xưa nơi đây được gọi là Cồn Dương. Dân làng ít ai làm ruộng mà chủ yếu sống nhờ vào vườn tược và nghề gốm. Gốm Phước Lĩnh đã trở nên lâu đời, nổi tiếng và thường được cung cấp cho vua chúa nhà Nguyễn. Ngày nay làng không còn làm gốm nữa mà chỉ còn các dấu tích của một thời. Những lối ngõ với những hàng chè tàu tăm tắp được cắt tỉa cẩn thận. Nhiều loại cây ăn quả như cây vả, cây thị… Hoa hoàng lan, mộc lan… hoa màu vàng nhỏ xíu, mùi hương nhẹ thầm kín. Những miếu cổ um tùm cỏ cây, những ngôi mộ cổ,… Đặc biệt ở đây còn lại 30 nhà, có chừng cả 100 năm tuổi. Bên trong những căn nhà này nhiều vật dụng được chạm khắc khá công phu và tinh tế. Nghệ thuật kiến trúc dân gian ở đây đã đạt đến độ tinh xảo. Còn ở cái hồ làng, mùa sen, hoa nở tím biếc cả một vùng, ở đây, nhà cổ, vườn tược, đình chùa, miếu mạo vẫn còn là sức sống diệu kì. Nơi này hẳn phải là nét nổi bật trong di tích Huế. Qua đây ta thấy, Huế có những nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh, trong kiến trúc cung đình. Tất cả là sự hài hoà của cảnh sắc thiên nhiên, là một quần thể kiến trúc có quy mô to lớn. Càng hiểu về nơi đây, mỗi chúng ta càng phải cùng nhau giữ gìn để nơi cố đô ấy mãi mãi trường tồn.
Vì Cố đô Huế có kiến trúc lịch sử cổ đẹp, có đa dạng và phong phú văn hoá nghệ thuật cũng như thực phẩm, người dân hiếu khách,...
THAM KHẢO
- Một số biện pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của sông Hồng:
+ Ngăn cấm việc xả rác vào lưu vực sông Hồng và các vùng phụ cận;
+ Trồng nhiều cây xanh ven sông để tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp;
+ Tuyên truyền, quảng bá văn hoá - lịch sử của sông Hồng;
+ Phát triển các tuyến du lịch trên sông.
Thành phố Huế được xây dựng cách đây trên……400 năm………và từng là kinh đô của nước ta thời….nhà Nguyễn.……… Huế có nhiều công trình…kiến trúc cổ……………có giá trị nghệ thuật cao nên ……thu hút…….....rất nhiều khách du lịch.
Thành phố Huế được xây dựng cách đây trên 400 năm và từng là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn Huế có nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao nên thu hút rất nhiều khách du lịch.
Chúc học tốt
Là sự kết hợp hài hòa của các di tích lịch sử nổi tiếng của Thành Phố Huế: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng của các vua nhà Nguyễn,... với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: sông Hương, núi Ngự,...
Những câu chuyện liên quan có thể kể đến như là vua Tự Đức đổi tên lăng, Thái hậu Từ Dũ dạy con
Tham khảo:
- Cần phải bảo tồn và giữ gìn giá trị của Cố đô Huế vì:
+ Cố đô Huế là quần thể di tích chứa đựng nhiều giá trị lớn về lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam.
+ Do thời gian và quá trình đô thị hoá cùng với những ảnh hưởng của thiên tai đã khiến nhiều di tích ở Cố đô Huế bị xuống cấp.
Thứ nhất là đây là nơi lưu dấu của rất nhiều những ký ức hào hùng trong lịch sử Việt Nam
Thứ hai là theo thời gian thì quá trình đô thị hóa khiến cho nhiều di tích ở đây đã bị xuống cấp