K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2021

VD nào dậy

3 tháng 12 2021

Lấy ví dụ về nông- lâm- ngư nghiệp hay dịch vụ gì cũng được á bạn, bạn giúp mình với

3 tháng 2 2023

Ví dụ về các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ở Nhật Bản:

* Về kinh tế xã hội: 

   Dân cư Nhật Bản đang có xu hướng già hóa. Nếu như người già chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu dân số và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang giảm dần sẽ làm cho quốc gia này mất nhiều chi phí trong an sinh xã hội (nhiều vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người già), thiếu hụt nguồn lao động và suy giảm dân số. Nhiều trường học của Nhật Bản phải đóng cửa vì số trẻ em ở đây giảm đi. Một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động là Nhật Bản nhập khẩu lao động từ các quốc gia có dân số đông, có nguồn lao động dồi dào.

* Về vị trí địa lí: 

  Với một quốc đảo bốn xung quanh tiếp giáp với biển, Nhật Bản rất thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Nhật Bản nằm trong vùng kinh tế phát triển rất năng động nên rất dễ dàng giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa với các quốc gia khác trong khu vực thông qua giao thông vận tải đường biển.

  Nhật Bản nằm trong vài đai động đất, núi lửa trên thế giới, vì vậy hàng năm quốc gia này phải hứng chịu rất nhiều hậu quả nặng nề do thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần,…. Bên cạnh đó, với địa hình chủ yếu là đồi núi sẽ thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và ngành du lịch mạo hiểm. Tuy nhiên, nó lại tạo nên những khó khăn trong giao thông vận tải cũng như sự kết nối, liên kết giữa các vùng với nhau.

* Về điều kiện tự nhiên: 

  Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, chỉ bao gồm một lượng nhỏ các loại khoáng sản như than đá, đồng, sắt, dầu khi và một vài loại khoáng sản khác. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp ở quốc gia này. Để phát triển công nghiệp thì bắt buộc Nhật Bản phải nhập khẩu khoáng sản từ các quốc gia khác ở trên thế giới.

4 tháng 1 2019

Dân số tăng nhanh khiến môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm:

- Tắc đường: lượng người tăng lên, việc sử dụng phương tiện giao thông tăng theo ti lệ thuận gây ra tắc đường, ô nhiễm không khí, hiệu ứng bê tông, ô nhiễm tiếng ồn...

- Lượng rác thải cũng tăng lên khi số lượng người tăng lên, rác thải sinh hoạt cũng không xử lí kịp khiến môi trường sống xung quanh ô nhiễm như ô nhiễm nguồn nước, không khí.

- Nhu cầu nhà ở và sinh hoạt cũng tăng lên khi số lượng người ngày càng tăng. Việc chặt phá rừng, thu hẹp đất trồng, để làm nhà và các vật dụng sinh hoạt tăng gây nên nạn đất trống, đồi trọc, khiến thiên tai ngày càng nhiều.

Dân số tăng kéo theo nhu cầu việc làm tăng. Tuy nhiên khi nhu cầu việc làm không đáp ứng đủ sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn xã hội, làm trì hoãn sự phát triển kinh tế tại địa phương...

2 tháng 4 2017

Gia tăng dân số tự nhiên dựa trên biểu đồ sinh / tử ( lấy sinh suất - tử suất ) tính bình quân mức tăng hàng năm.
Ví dụ VN có mức tăng dân số khoảng 1, 3 % / năm.
(*)Gia tăng DS cơ học là tăng ...ngoài ý muốn , nghĩa là dân số tăng đột biến vì những nguyên nhân khác nhau ( thường là do nơi khác đến )
Gia tăng DS cơ học thường được dùng cho thành phố , là nơi dân lao động nhâp cư từ các tỉnh thành đổ về, làm các TP luôn luôn quá tải ...

VD : Người dân hàng năm lại phải chi thu nhập chỉ riêng cho vấn đề ăn uống. Sự nghèo khổ của đa số nhân dân cũng hạn chế sức tiêu thụ hàng công nghiệp và gây nhiều khó khăn cho nghành thương mại nội địa cũng như quá trình công nghiệp hóa.

2 tháng 4 2017

VD : Người dân hàng năm lại phải chi thu nhập chỉ riêng cho vấn đề ăn uống. Sự nghèo khổ của đa số nhân dân cũng hạn chế sức tiêu thụ hàng công nghiệp và gây nhiều khó khăn cho nghành thương mại nội địa cũng như quá trình công nghiệp hóa.

3 tháng 2 2023

- Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế và đời sống:

+ Cung cấp tư liệu sản xuất cho nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Cung cấp hàng tiêu dùng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ văn minh cho xã hội.

+ Góp phần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên, làm biến đổi sâu sắc không gian kinh tế, vai trò hạt nhân phát triển bền vững.

- Ví dụ: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm tạo ra sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của con người về nhu cầu ăn, uống, sử dụng nguyên liệu đầu vào từ nông nghiệp giúp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế.

VD. Phía núi Tây Nghệ An và Điện Biên được áp dụng trồng cây cà phê bước đầu đã mang lại năng suất nhất định cho vùng.

      Thành tựu khoa học kĩ thuật tạo ra nhiều giống lúa mới chịu lạnh, chịu hán, chống sâu bệnh làm phong phú thêm mùa vụ ở nước ta.

 

+ Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, làm thay đổi phân bố sản xuất. Khi đã trở thành nền nông nghiệp hàng hóa, thì các nhân tố kinh tế - xã hội tác động rất mạnh, làm cho sự chuyển biến thêm rõ nét.

VD.  Trước đây, các cơ sở chế biến chỉ phân bố xa các vùng canh tác cây trồng, hiện nay các cơ sở chế biến đã phân bố gần các vùng  chuyên canh, thuận lợi cho khâu thu hoạch sản xuất và bảo quản.

 

7 tháng 10 2017

- Một nước có vị trí nằm ở gần các tuyến đường giao thông quốc tế sẽ thuận lợi hơn trong việc giao lưu quốc tế so với nước không có vị trí đó.
- Một nước giàu tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất, nước, hiển, sinh vật,...) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hơn một nước nghèo tài nguyên.
Một nước có nguồn lao động dồi dào. chất lượng nguồn lao động cao là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội; ngược lại, một nước ít lao động, chất lượng lao động thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Có thể lấy ví dụ cụ thể về vị trí địa lí của nước ta.
+ Thuận lợi: Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, nằm gần trung tâm Đông Nam Á, ở vị trí trung gian chuyển tiếp, tiếp giáp với các lục địa và đại dương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
+ Khó khăn: có những bất lợi về khí hậu, thời tiết do ảnh hưởng của vị trí địa lí (dông bão, lụt lội, hạn hán).

7 tháng 10 2017

- Một nước có vị trí nằm ở gần các tuyến đường giao thông quốc tế sẽ thuận lợi hơn trong việc giao lưu quốc tế so với nước không có vị trí đó.
- Một nước giàu tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất, nước, hiển, sinh vật,...) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế hơn một nước nghèo tài nguyên.
Một nước có nguồn lao động dồi dào. chất lượng nguồn lao động cao là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội; ngược lại, một nước ít lao động, chất lượng lao động thấp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Có thể lấy ví dụ cụ thể về vị trí địa lí của nước ta.
+ Thuận lợi: Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, nằm gần trung tâm Đông Nam Á, ở vị trí trung gian chuyển tiếp, tiếp giáp với các lục địa và đại dương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
+ Khó khăn: có những bất lợi về khí hậu, thời tiết do ảnh hưởng của vị trí địa lí (dông bão, lụt lội, hạn hán).

7 tháng 11 2023

Cơ cấu dân số theo lao động:

- Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

- Nguồn lao động:

+ Nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động.

+ 2 nhóm: Dân số hoặt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế.

- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế (3 khu vực):

+ Khu vực I (Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản);

+ Khu vực II (Công nghiệp và xây dựng);

+ Khu vực III (Dịch vụ).

=> Thay đổi theo thời gian ở từng quốc gia, khu vực trên thế giới.

+ Các nước đang phát triển: lao động trong khu vực I chiếm tỉ lệ cao, xu hướng giảm.

+ Các nước phát triển: tỉ lệ lao động ở khu vực III cao, xu hướng tăng.

- Ví dụ:

+ Bu-run-đi và Ấn Độ là 2 quốc gia đang phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực I cao, lần lượt là 86,2% và 42,6% (2019), xu hướng giảm (Năm 2019, tỉ lệ lao động trong khu vực I của Bu-run-đi giảm 5,8% so với năm 1999 và Ấn Độ giảm 17,5%).

+ Anh là quốc gia phát triển nên tỉ lệ lao động trong khu vực III cao (80,8% - năm 2019), xu hướng tăng (năm 2019 tăng 8,2% so với năm 1999).

30 tháng 3 2018

- Một nước có vị trí ở gần đường giao thông quốc tế sẽ thuận lợi cho giao lưu quốc tế hơn là nước không có vị trí đó.

- Một nước giàu tài nguyên thiên nhiên có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hơn là một ngước nghèo tài nguyên.

- Một quốc gia ít lao động, chất lượng lao động thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội; ngược lại, một quốc gia khác có đội ngũ lao động kĩ thuật đông đảo là điều kiện thuận lởi cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Có thể lấy ví dụ về vị trí địa lí của nước ta:

   + Thuận lợi: Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, nằm gần trung tâm Đông Nam Á, ở vị trí trung gian chuyển tiếp, tiếp giáp với các lục địa và đại dương, thuận lợi cho phát triển kinh tế.

   + Khó khăn: Có những bất lợi về khí hậu, thời tiết do ảnh hưởng của vị trí địa lí (lũ lụt, hạn hán, bão,...).

3 tháng 2 2023

Ví dụ về tác động của một trong các nhân tố đến phát triển kinh tế (Em chọn 1 trong 4 ví dụ bên dưới để ghi vào vở, không cần ghi tất cả):

- Vị trí địa lí: Trung Quốc có vị trí giáp 14 quốc gia, phía đông giáp biển, gần các quốc gia phát triển (Nhật Bản, Hàn Quốc) và khu vực có nền kinh tế sôi động (Đông Nam Á) => Thuận lợi giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế với các nước trên thế giới.

- Tài nguyên khoáng sản: Trung Đông là khu vực có nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn nhất thế giới (chiếm khoảng ½ trữ lượng dầu mỏ của thế giới) => Phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

(Nguồn tài nguyên dầu mỏ lớn cũng là nguyên nhân dẫn đến những xung đột, chanh chấp xảy ra thường xuyên ở khu vực Trung Đông)

- Nguồn lao động: Việt Nam có dân số đông 98,6 triệu người (2021) => Nguồn lao động dồi dào và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Vốn đầu tư nước ngoài: Ở Việt Nam, vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng ¼ vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp 20,35% GDP (2019). Việc tăng vốn đầu tư nước ngoài giúp mở rộng quy mô sản xuất của các ngành kinh tế => thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.