Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nha:
Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo "Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được". Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào. Qua đó,có thể thấy, Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, một nhân cách sáng lên trong cảnh bần hàn.
Tham khảo
Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo "Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được". Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào. Qua đó,có thể thấy, Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, một nhân cách sáng lên trong cảnh bần hàn.
Lão Hạc là một người cha rất mực thương con. (1) Trước hết, lão đã khuyên con không bán mảnh vườn để lấy tiền cưới vợ. (2) Chính tình yêu thương con đã khiến lão Hạc phải đau khổ, day dứt vì trách nhiệm làm cho chưa tròn của mình, để con vì nghèo mà tan vỡ hạnh phúc. (3) Ngoài ra, những giọt nước mắt nhớ con của lão rân rấn khi nói chuyện với ông giáo việc con trai bỏ đi đồn điền cao su – công việc đi dễ khó về. (4) Nhớ con, lão Hạc lại tâm sự với con chó vàng, lão yêu quý, chăm sóc, yêu thương nó, cưng nựng nó, đau khổ day dứt khi phải bán nó – bán đi kỉ vậy duy nhất của con trai – sợi dây liên lạc vô hình giữa lão và con. (5) Tuy cuộc sống lão vô cùng cực khổ, ép xác nhưng lão vẫn quyết khôn ăn vào tiền bón vườn của con. (6) Không chỉ vậy, lão gửi ông giáo trông nom mảnh vườn và tiền để trao cho con khi nó trở về. (7) Bên cạnh đó, lão đã tìm đến cái chết bằng bả chó để bảo toàn tiếng thơm cho con, để lại mảnh vườn cùng gia tài cho con – đây là đỉnh cao của tình yêu thương con của lão; lão sống vì con, chết cũng vì con.
Trong những câu thơ trên, bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của con người và rừng núi quê hương. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên. hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự – nâng niu, mong chờ của cha mẹ. Và không chỉ có vậy, thời gian trôi qua, con còn dần trưởng thành trong vòng tay ấm áp của quê hương. Đó là những “người đồng mình” rất cần cù và lạc quan. Các từ ngữ giàu sắc thái biếu hiện: cài nan hoa, ken câu hát đã miêu tả cụ thể những đức tính quý báu ấy của bà con làng bản. Rừng núi quê hương không chỉ thơ mộng, trữ tình mà còn vô cùng khoáng đạt: “cho hoa”, “cho những tấm lòng”. Thiên nhiên vĩ đại đã góp phần nuôi con khôn lớn, nâng đỡ con về cả tâm hồn và lối sống.
* “Và”: phép liên kết câu dùng quan hệ từ;
“Đó”: phép thế.
Tham Khảo:
Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.
Tham khảo
Qua bốn cân thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú được tác giả gợi dẫn về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy (câu bị động). Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.